Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Việt NamViệt Nam06/04/2025


Với phương châm “Phòng là chính, chữa cháy kịp thời", nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng thôn bản và người dân về phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), thời gian qua, ngành chức năng và các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCCR, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt từng địa phương, dân tộc. Các đơn vị cũng chú trọng đổi mới phương pháp nhằm đưa các nội dung thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp đối với từng lứa tuổi, từng đối tượng.  


Người dân xã Kim Lư (Na Rì) được tuyên truyền về xử lý thực bì, PCCCR

Trong đó, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCCR thông qua các hình thức như trang thông tin điện tử, mạng xã hội Facebook, nhóm Zalo thôn, tổ; phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của xã… Nội dung tuyên truyền, khuyến cáo được chọn lọc đúng trọng tâm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.

Là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ, PCCCR, trong quý I/2025, các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức cơ bản về PCCR được 107 cuộc với 4.049 lượt người tham gi; đồng thời phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Báo Bắc Kạn đưa nhiều tin, bài phản ánh về công tác lâm nghiệp, công tác PCCCR.

Chi cục Kiểm lâm (cơ quan thường trực PCCCR cấp tỉnh) thường xuyên cập nhật thông tin cấp dự báo cháy rừng tại website: kiemlamvung1.org.vn; chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố tham mưu cho chính quyền địa phương tại cơ sở thông tin cấp dự báo cháy rừng đến các thôn, tổ, các chủ rừng; thông tin, cảnh báo cấp dự báo cháy rừng liên tục hằng ngày khi dự báo từ cấp III trở lên.

Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức cơ bản về PCCR cho Nhân dân, theo chỉ đạo mới đây của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Môi trường, các đơn vị, địa phương cũng cần quan tâm tuyên truyền các quy định xử lý vi phạm về PCCR, những trường hợp gây ra cháy rừng và đã bị xử lý; đồng thời kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức làm tốt công tác PCCCR, tích cực tham gia PCCCR để người dân ngày càng nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, PCCCR.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hanh khô kéo dài, nhiều người dân tiến hành xử lý thực bì để trồng cây vụ xuân nên đã xảy ra cháy rừng tại một số địa phương, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã đề nghị chính quyền cấp xã và các lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng chấp hành nghiêm các quy định về PCCCR, nhất là trong những thời điểm thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài, có gió lớn không được sử dụng lửa để xử lý thực bì trong rừng, ven rừng.

Tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022), quy định về xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy rừng như sau:

Điều 16: Hành vi vi phạm các quy định chung về PCCCR (không gây ra cháy rừng) như: Hành vi đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng; đưa chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định của pháp luật…bị xử phạt hành chính từ 100 nghìn đồng đến 10 triệu đồng (tùy từng hành vi).

 Điều 17: Hành vi vi phạm các quy định pháp luật về PCCCR gây cháy rừng (đối với cây trồng chưa thành rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng đến dưới 3 ha; rừng sản xuất đến dưới 0,5 ha; rừng phòng hộ đến dưới 0,3 ha; rừng đặc dụng đến dưới 0,1 ha; gây thiệt hại về giá trị lâm sản đến dưới 100 triệu đồng) thì bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

 Đồng thời, phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với từng hành vi theo quy định.

Nếu vi phạm các quy định pháp luật về PCCCR gây cháy rừng (đối với cây trồng chưa thành rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng trên 3 ha; rừng sản xuất trên 0,5 ha; rừng phòng hộ trên 0,3 ha; rừng đặc dụng trên 0,1 ha; gây thiệt hại về giá trị lâm sản trên 100 triệu đồng) thì xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.



Nguồn: https://backan.gov.vn/Pages/nang-cao-y-thuc-trach-nhiem-cua-cua-moi-can-bo-dan-d577.aspx

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Đoàn kết vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất
Săn mây ở miền sơn cước yên bình Hang Kia - Pà Cò
Hành trình nửa thế kỷ chưa có hồi kết
Nghệ thuật 3D mapping "vẽ" hình xe tăng, máy bay, lá cờ Tổ quốc trên Hội trường Thống Nhất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm