Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phát hoảng với người đàn ông uống rượu bằng cách bơm thẳng vào dạ dày

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ video dài gần 2 phút ghi lại hình ảnh người đàn ông uống rượu bằng cách 'có một không hai' khiến nhiều người phát hoảng.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ29/03/2025

uống rượu - Ảnh 1.

Hình ảnh người đàn ông uống rượu bằng cách đổ trực tiếp vào ống thông dạ dày - Ảnh: Chụp màn hình

Trong video, người đàn ông lớn tuổi ngồi ăn nhậu cùng bạn bè. 

Thế nhưng điều khiến nhiều người phát hoảng là người đàn ông này rút ống tiêm và đưa ly rượu vào ống dẫn để chuyển rượu trực tiếp đến dạ dày.

Video đã thu hút hơn 600.000 lượt xem và hàng trăm bình luận. Đa số mọi người cho rằng người đàn ông đã có bệnh nhưng lại không giữ gìn sức khỏe, mà vẫn uống rượu bất chấp.

Chia sẻ về trường hợp này, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Mạch máu Việt Nam, cho hay theo hình ảnh video ghi lại thì người đàn ông đã cắt thực quản và mở thông dạ dày.

"Nghĩa là các bác sĩ đã mở thành bụng bệnh nhân và đặt trực tiếp ống thông vào dạ dày để bơm thức ăn, nước uống", bác sĩ Mạnh cho hay.

Theo chuyên gia này, thông thường mở thông dạ dày được chỉ định đối với người bệnh bị u vùng miệng, họng, cổ, ngực hoặc thực quản. 

Khi khối u các khu vực này sẽ chèn ép làm hẹp hoặc bịt tắc hoàn toàn đường dẫn thức ăn xuống dạ dày. 

Vì thế mở thông dạ dày sẽ được thực hiện để đưa thức ăn trực tiếp vào dạ dày, giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh.

Ngoài ra, mở thông dạ dày còn áp dụng đối với bệnh nhân bị bỏng hoặc hẹp thực quản, viêm phổi hoặc gặp biến chứng khi đặt sonde mũi dạ dày lâu ngày. 

Hoặc các bệnh nhân dinh dưỡng kém hoặc chấn thương vùng đầu, rối loạn thần kinh.

Thông qua mở thông dạ dày, bệnh nhân được đáp ứng dinh dưỡng tốt hơn để hồi phục sức khỏe, duy trì sự sống.

"Khi rượu vào thẳng dạ dày cũng sẽ có tác dụng như việc uống rượu qua đường thực quản như bình thường", bác sĩ Mạnh nói.

Theo các chuyên gia khi sử dụng rượu bia, rượu bia sẽ ngấm qua niêm mạc dạ dày. Nếu dạ dày trống rỗng (uống khi đói), rượu đi thẳng vào máu.

Khi dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn có protein, thì tỉ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại.

Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. 

Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% rượu còn lại được hấp thụ vào máu từ ruột non.

Khi vào máu, rượu được vận chuyển đi khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa một lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt, chân tay), cảm giác nóng, hạ huyết áp.

Khi đến não, rượu tác động đến hệ thần kinh, khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể, sự tác động đó phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu mà đưa đến các trạng thái khác nhau: hưng phấn, kích động, mất kiểm soát hành vi.

Đồng thời rượu còn là một chất ức chế làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. 

Khoảng 5-10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da; còn lại 90-95% được chuyển đến gan để "xử lý".

Đọc tiếp Về trang Chủ đề
DƯƠNG LIỄU

Nguồn: https://tuoitre.vn/phat-hoang-voi-nguoi-dan-ong-uong-ruou-bang-cach-bom-thang-vao-da-day-20250329103052677.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước
Hơn 1.000 phụ nữ mặc áo dài diễu hành, xếp hình bản đồ Việt Nam tại Hồ Gươm
Ngắm dàn tiêm kích, trực thăng bay tập luyện trên bầu trời TPHCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm