Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Quy định mới nhất của Chính phủ về đại học quốc gia

TPO - Theo quy định mới nhất của Chính phủ, đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ GD&ĐT quản lí, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và sử dụng con dấu có quốc huy. Đây là điểm mới so với Nghị định 186 về đại học quốc gia được Chính phủ ban hành năm 2013.

Báo Tiền PhongBáo Tiền Phong11/07/2025

Giao Bộ GD&ĐT quản lý

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 201 quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia (ĐHQG) thay thế Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của Chính phủ về ĐHQG.

Theo Nghị định 201, ĐHQG có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Luật Giáo dục ĐH và các quy định khác của pháp luật.

ĐHQG là cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ GD&ĐT quản lí, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và sử dụng con dấu có quốc huy.

Quy định mới nhất của Chính phủ về đại học quốc gia ảnh 1

Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội trong phòng thí nghiệm.

Đây cũng là điểm mới so với Nghị định 186 và quyền của Bộ GD&ĐT được tăng lên. Đại học quốc gia trực thuộc Bộ GD&ĐT khi Nghị định có hiệu lực (từ 1/9 tới).

Trước Nghị định 201, ĐHQG thuộc quyền quản lí của Chính phủ, thuộc quyền quản lí nhà nước của Bộ GD&ĐT về giáo dục - đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học - công nghệ...

Về tổ chức bộ máy và nhân sự, ĐHQG thực hiện quy trình về công tác nhân sự để báo cáo Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng ĐHQG; giám đốc, phó giám đốc ĐHQG theo quy định; trình Bộ GD&ĐT công nhận hội đồng ĐHQG theo quy định. Quy định này thể hiện rõ vai trò của Bộ GD&ĐT - trong Nghị định 186 không có.

Không thay đổi quyền tự chủ của đại học quốc gia

Tuy nhiên, quyền tự chủ của ĐHQG không thay đổi, được Chính phủ định vị là một trong những đầu mối chiến lược về giáo dục đại học, chịu trách nhiệm điều phối và đảm bảo sự liên thông giữa các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc.

ĐHQG được ban hành quy định về chế độ làm việc của giảng viên, nghiên cứu viên theo quy định của pháp luật áp dụng trong ĐHQG để thu hút, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế. Nghị định cũng quy định về việc trao cho ĐHQG chủ động trong sử dụng nguồn nhân lực để bảo đảm nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản trị doanh nghiệp.

Về công tác đào tạo, ĐHQG được chủ động xây dựng quy chế đào tạo các trình độ của giáo dục đại học với mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế.

ĐHQG được chủ động xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo thực hành, chuyên, đặc biệt, năng khiếu, tài năng ở tất cả trình độ đào tạo nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ; triển khai các chương trình đào tạo đã được thực hiện trong nước ra nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác, liên kết quốc tế.

Về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ĐHQG được đề xuất và thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; là một trong những đầu mối nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học. ĐHQG được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong tất cả các lĩnh vực khoa học nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ.

Về công tác tài chính, ĐHQG là đơn vị dự toán cấp I được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách; thực hiện quản lý thống nhất việc phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc ĐHQG, chịu trách nhiệm về công tác kế toán, quyết toán ngân sách của đại học quốc gia theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành.

Quy định mới nhất của Chính phủ về đại học quốc gia ảnh 2

Quyết định mới nhất của Chính phủ không làm thay đổi quyền tự chủ của đại học quốc gia.

ĐHQG được quy định mức thu học phí trong ĐHQG theo quy định của Chính phủ.

Nghị định cũng nêu rõ, ĐHQG quản lí, điều hành, sử dụng và chia sẻ nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác được giao trong toàn ĐHQG, bảo đảm tính hữu cơ, đồng bộ và hiệu quả; huy động nguồn lực của xã hội để xây dựng ĐHQG thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu mang tầm khu vực, quốc tế.

ĐHQG được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia...

Hiện tại, Việt Nam có 2 đại học quốc gia là ĐHQG TPHCM và ĐHQG Hà Nội. Theo Quyết định số 452 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thời gian tới, Việt Nam có thêm ĐHQG Huế và ĐHQG Đà Nẵng.

Nguồn: https://tienphong.vn/quy-dinh-moi-nhat-cua-chinh-phu-ve-dai-hoc-quoc-gia-post1759330.tpo


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm