Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sau sức khỏe, sư phạm, Bộ GD&ĐT 'siết' chuẩn đầu vào ngành pháp luật

Ngoài sức khỏe và sư phạm, khối ngành pháp luật cũng có những quy định riêng đảm bảo ngưỡng tuyển sinh đầu vào từ 2025.

VTC NewsVTC News26/05/2025

Bộ trưởng GD&ĐT vừa ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học. Theo đó, các ngành thuộc lĩnh vực pháp luật được đào tạo gồm: Luật hành chính.

Luật Luật hình sự và tố tụng hình sự Luật hành chính Luật quốc tế
Luật hiến pháp Luật dân sự và tố tụng dân sự Luật kinh tế

Bộ trưởng cũng cho phép các trường đào tạo thí điểm các ngành thuộc lĩnh vực pháp luật nhưng phải đảm bảo quy định tại chuẩn chương trình đào tạo này.

Sau sức khỏe, sư phạm, Bộ GD&ĐT 'siết' ngưỡng đầu vào ngành pháp luật. (Ảnh minh hoạ)

Sau sức khỏe, sư phạm, Bộ GD&ĐT 'siết' ngưỡng đầu vào ngành pháp luật. (Ảnh minh hoạ)

Đáng chú ý trong văn bản này, Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn đầu vào chương trình đào tạo:

Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Thứ hai, tổng điểm xét tuyển tối thiểu đạt 60% điểm đánh giá tối đa của thang điểm. Các cơ sở đào tạo quy định chuẩn đầu vào dựa trên các kỳ thi, xét tuyển và các hình thức đánh giá khác hoặc những yêu cầu cụ thể về kiến thức, năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm với người học từng chương trình đào tạo.

"Phải bảo đảm đánh giá được kiến thức Toán và Ngữ văn, hoặc Toán, hoặc Ngữ văn và đạt tối thiểu 60% điểm đánh giá tối đa của thang điểm", quy định nêu rõ.

Người dự tuyển tất cả các hình thức đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học đều phải đáp ứng các điều kiện trên, trừ trường hợp người dự tuyển đã có bằng đại học.

Chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học có khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ (chưa bao gồm giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành). Trong đó, kiến thức lý luận chính trị được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và các thành phần cơ sở ngành, cốt lõi ngành bắt buộc trong toàn bộ chương trình đào tạo chiếm tối đa 65% tổng số tín chỉ còn lại.

Bộ cũng quy định rõ điều kiện đào tạo ngành gồm: Giảng viên giảng dạy cần có trình độ tối thiểu là thạc sĩ ngành phù hợp với học phần giảng dạy. Hằng năm, giảng viên công bố tối thiểu 1 công trình khoa học.

Giảng viên các học phần về pháp luật phải bảo đảm trong thời gian 5 năm tính đến thời điểm được phân công giảng dạy, có tối thiểu 2 bài báo, báo cáo khoa học trong các ấn phẩm trong nước; là tác giả hoặc đồng tác giả 1 sách chuyên khảo hoặc 1 chương sách do nhà xuất bản trong nước hoặc nước ngoài phát hành.

Bên cạnh đó, có ít nhất 1 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực pháp luật để chủ trì giảng dạy mỗi nhóm kiến thức bắt buộc thuộc thành phần cốt lõi ngành của chương trình đào tạo phù hợp với chuyên môn của mình; các giảng viên này tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật.

Quy định cũng nêu rõ, cần có đủ giảng viên cơ hữu để giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng giảng dạy trong chương trình đào tạo.

Các quy định trên áp dụng từ mùa tuyển sinh 2025. Với những trường đã ban hành thông tin tuyển sinh ngành pháp luật trước khi có quyết định này, cần rà soát, cập nhật bảo đảm đáp ứng tiêu chí theo chuẩn, báo cáo Bộ GD&ĐT trước ngày 30/6/2026.

Hà Cường

Nguồn: https://vtcnews.vn/sau-suc-khoe-su-pham-bo-gd-dt-siet-chuan-dau-vao-nganh-phap-luat-ar945300.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm