Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sếu xanh kiêu hãnh Nam Phi: Biểu tượng quốc gia đang kêu cứu

Sếu xanh – loài chim quốc gia được người dân Nam Phi tôn kính – đang dần biến mất khi số lượng sụt giảm nghiêm trọng chỉ trong vài thập kỷ.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống04/07/2025

seu-1.jpg
Loài chim quốc gia của Nam Phi là sếu xanh đang đối mặt với sự suy giảm số lượng lớn. Nghiên cứu gần đây chỉ ra quần thể sếu xanh tại Nam Phi đã thay đổi vào năm 2010 từ tích cực sang tiêu cực và xu hướng giảm số lượng cá thể tiếp tục kể từ đó. Ảnh: John Yeld.
seu-2.jpg
Tổng số lượng sếu xanh ước tính hiện tại ở Nam Phi là từ 34.000 - 68.000 con. Con số này cho thấy số lượng đã giảm từ năm 2010 từ 27 - 49%. Ảnh: groundup.org.za.
seu-3.jpg
Do vậy, loài sếu xanh đã được thay đổi từ loài "sắp bị đe dọa" thành loài "dễ bị tổn thương" trong Sách đỏ các loài chim năm 2025 mới công bố. Điều này có nghĩa nếu giới chức trách và các cơ quan chức năng không thực hiện công tác bảo tồn thì trong tương lai loài sếu xanh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Marco Valentini.
aseu4.jpg
Sếu xanh là loài "gần như đặc hữu" ở Nam Phi. Bởi lẽ, ngoài Nam Phi, loài sếu xanh còn có một quần thể nhỏ ở trong và xung quanh Công viên quốc gia Etosha ở phía bắc Namibia cũng như một quần thể nhỏ khác ở phía tây Eswatini (Swaziland). Ảnh: birdingsouthafrica.co.za.
aseu5.jpg
Quần thể sếu xanh ở Nam Phi có thể được chia thành 3 địa điểm phân bố chính: đồng cỏ phía đông - nơi sinh sống của khoảng 8% quần thể cả nước; Karoo với khoảng 31%; Western Cape với 61%. Ảnh: Ron Knight.
aseu-8.jpg
Sếu xanh có màu xanh xám nhạt, nổi tiếng với bộ lông cánh dài màu đen buông xuống mặt đất. Theo dữ liệu, tại vùng Overberg thuộc Western Cape, số lượng sếu xanh đã giảm manhj 44% trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2025. Trước khi suy giảm, một số thống kê cho thấy số lượng sếu xanh đã tăng 261% trong khoảng thời gian từ năm 1994 - 2010 nhờ các nỗ lực bảo tồn. Ảnh: sanbi.org.
aseu9.png
Theo nghiên cứu của nhà khoa học bảo tồn Christie Craig thuộc Quỹ bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp (EWT), tỷ lệ sinh sản của sếu xanh ở Overberg đã giảm 50% trong 3 thập kỷ qua. Bà cho biết hiện không có đủ số lượng sếu non sống sót để duy trì quần thể. Ảnh: ewt.org.
seu-8.jpg
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do bị sếu xanh bị săn săn, trứng không có khả năng thụ tinh, tổ bị xáo trộn, tổ bị phá hủy. Ảnh: birdingsouthafrica.
seu-9.jpg
Trong khi đó, nhà khoa học Craig cho hay sếu xanh giảm số lượng lớn trong thời gian qua là do mất môi trường sống khi đồng cỏ - môi trường sống tự nhiên của chúng bị chuyển đổi thành đồn điền. Ảnh: Lynn Greyling.
seu-10.jpg
Vậy nên, sếu xanh đã đến những khu vực không lý tưởng để sinh sống, bao gồm cả đất nông nghiệp, nơi chúng có thể trở thành nạn nhân không mong muốn của chất độc dành cho ngỗng và động vật gặm nhấm phá hoại mùa màng. Thêm nữa, sếu xanh cũng phải đối mặt với các mối đe dọa từ đường dây điện, máy móc và hóa chất nông nghiệp. Ảnh: Arthur Chapman.
Mời độc giả xem video: Phát hiện thêm nhiều loài mới ở Khu vực sông Mekong. Nguồn: THĐT1.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/seu-xanh-kieu-hanh-nam-phi-bieu-tuong-quoc-gia-dang-keu-cuu-post1552405.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm