Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

“Sức mạnh” từ kênh tiếp nước hồ Cà Giây

Men theo suốt chiều dài dòng kênh trên, chúng tôi chứng kiến làn nước mát lành lấp liếm bờ kênh, có đoạn nước chảy cuồn cuộn mà nếu làm thủy điện nhỏ sẽ thắng lớn. Thế nên, không ngạc nhiên lắm, khi thấy trên các cánh đồng lúa đang vụ hè thu, là những vạt sen đang mùa nở rộ. Cả không gian mát rượi, dù nắng Bắc Bình chang chang trên đầu.

Báo Bình ThuậnBáo Bình Thuận27/05/2025

Thế nên, nói kênh tiếp nước hồ Cà Giây là “dòng chảy hồi sinh” của vùng đất đầy nắng gió, không chỉ vì thấy quang cảnh trước mắt, mà còn vì vai trò lớn mà ngay tên gọi của công trình đã nói lên tất cả.

kenh-tiep-nuoc.jpg
Kênh tiếp nước hồ Cà Giây. Ảnh: N.Lân

Từ tháng 12/2008, khi Nhà máy Thủy điện Đại Ninh vận hành, nước xả thải từ nhà máy theo sông Lũy đổ ra biển, ai cũng thấy lãng phí nguồn tài nguyên quý. Lãnh đạo tỉnh và ngành thủy lợi tỉnh đã thấy trước điều đó nên đã quyết định xây dựng đón đầu hệ thống kênh tiếp nước hồ Cà Giây lấy nguồn xả thủy điện Đại Ninh này chuyển về hồ Cà Giây. Sau thời gian thi công qua nhiều địa hình phức tạp, tuyến kênh đất hình thang dài hơn 9 km chính thức hoàn thành, đưa nước về hồ thủy lợi Cà Giây. Dẫu hồ này có dung tích thiết kế hơn 37 triệu m³, nhưng với tỷ lệ bốc hơi nhanh vì nắng gắt, cộng thêm diện tích sản xuất lúa theo ước muốn của người dân nhiều lên mỗi năm nên hồ Cà Giây có lúc không đủ nước cho sản xuất. Tuy nhiên, từ khi kênh tiếp nước đi vào vận hành, nguồn nước không chỉ đảm bảo nước tưới ổn định cho 3.965 ha khu Cà Giây và còn mở rộng 3.000 ha khu tưới Úy Thay – Đá Giá - Bà Nao tại các xã Bình An, Hải Ninh, Phan Thanh, Phan Điền, Phan Hòa, thị trấn Chợ Lầu và Phan Hiệp.

dap-dang-song-luy-tiep-nuoc-cho-ho-ca-giay-anh-n.-lan-n.lan-.jpg
Đập dâng sông Lũy tiếp nước hồ Cà Giây (Ảnh Ngọc Lân)

Với tổng vốn đầu tư hơn 14,4 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, diện tích sử dụng gần 31 ha, công trình bao gồm: Đập ngăn sông, cống lấy nước, kênh chính, hai cống hộp vượt đường Lương Sơn – Đại Ninh, Bình An – Phan Sơn và một tràn ra. Dù chỉ dài hơn 9 km nhưng với vai trò đặc biệt trong chuyển nước từ nơi được xem là đầu nguồn nước về hồ Cà Giây để tưới cho các cánh đồng bên dưới nên kênh chuyển nước trên được xác định là công trình thủy lợi trọng điểm. Không chỉ thế, đó còn là dấu ấn của một sự quyết tâm hồi sinh vùng đất khô cằn.

Nhờ nguồn nước ổn định, không chỉ mở rộng diện tích sản xuất mà còn nâng số vụ sản xuất từ 2 vụ bắp lên 3 vụ ăn chắc mỗi năm, mang lại thu nhập ổn định cho hàng ngàn nông dân. Hơn thế, có một số vùng, nước được tích tụ về nhiều lên, người dân có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng thu nhập, mà nổi bật là trồng sen chen lúa. Thế nên, không ở đâu có quang cảnh lạ như Bắc Bình, khi giữa đồng lúa mênh mông được chấm phá bằng những ao sen xanh mát…Mở ra hướng cho tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/suc-manh-tu-kenh-tiep-nuoc-ho-ca-giay-130517.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm