Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tác giả bán 50.000 bản sách 'bật mí' cách viết cuốn sách đầu tay

Với nhiều người, viết sách hay xuất bản tác phẩm nào đó là chuyện tương đối xa vời. Nhưng trong thực tế, bất cứ ai cũng có thể tự mình viết nên một tác phẩm riêng.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên17/05/2025

Và đó cũng là nội dung của buổi talkshow Cuốn sách đầu tay – Hành trình ai cũng có thể bắt đầu do Saigon Books tổ chức tại Đường sách TP.HCM chiều 17.5.

Tham gia sự kiện có nhiều chuyên gia cũng như tác giả - những người đã đi qua hành trình viết và xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình.

Trong đó, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh là nhân vật được chú ý đặc biệt, với thành tích bán được 50.000 bản sách chỉ trong vòng vài tháng.

Tác giả bán 50.000 bản sách 'bật mí' cách viết cuốn sách đầu tay- Ảnh 1.

Nguyễn Thị Xuân Quỳnh cho biết cuốn sách đầu tay của mình ra mắt trong một thời điểm rất đặc biệt

ẢNH: S.B

Nữ tác giả cho biết ban đầu mình viết sách không nhằm mục đích kiếm tiền hay xây dựng thương hiệu cá nhân, mà là đến từ cảm giác chán nản. 

Cô nói thêm: "Vì phải dạy quá nhiều học viên bị mất gốc tiếng Anh nên mình đâm chán, vì vậy nảy ra ý tưởng muốn viết một cuốn sách để độc giả có thể cải thiện bản thân. Thời điểm đó cũng là giai đoạn đại dịch Covid-19, nên càng có nhiều thời gian". 

Không thể ngờ, tác phẩm đó đã thành công vang dội. Từ đó mà cô hiểu rằng: "Hãy viết bằng khát khao, bằng sự sẻ chia, chứ không chỉ vì lợi nhuận".

Điều này cũng được ông Nguyễn Trần Quang - tác giả của cuốn Storytelling – Lay động lòng người bằng chuyện kể đồng tình. Với kinh nghiệm trong ngành kinh doanh và đào tạo, ông bộc bạch: "Chia sẻ, trải nghiệm của mỗi một người đều có khả năng lay động, chỉ cần viết từ niềm tin mãnh liệt, khát khao vô cùng và thôi thúc thúc đẩy".

Tác giả bán 50.000 bản sách 'bật mí' cách viết cuốn sách đầu tay- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Trần Quang chia sẻ trải nghiệm của mỗi một người đều có khả năng lay động

ẢNH: S.B

Ông cũng nói thêm với người cầm bút, cảm giác hoài nghi bản thân sẽ luôn xuất hiện. Điều này có thể xảy ra với ngay cả những người chuyên nghiệp nhất, nên đừng lo sợ mà hãy dũng cảm chia sẻ thông điệp của mình.

Để đối mặt với điều đó, ông cũng đưa ra lời khuyên: "Hãy tạo cho mình một thói quen viết. Nếu bị 'mắc kẹt' hay không biết phải viết tiếp thế nào, thì hãy cứ viết theo cảm xúc. Ban đầu đó có thể là những bản thảo không dùng được, nhưng sau đó sẽ kéo theo những giá trị có thể sử dụng".

Trái ngược với lời khuyên này, chị Nguyễn Thế Mai Chi - người chấp bút nhiều tác phẩm gây tiếng - lại cho biết không nên ép buộc bản thân vào khuôn khổ nào cả, vì khi ấy dòng chảy bên trong sẽ bị tắc tị. Thay vào đó, hãy coi việc viết là sự kết nối với bản thân mình.

Tác giả bán 50.000 bản sách 'bật mí' cách viết cuốn sách đầu tay- Ảnh 3.

Chị Nguyễn Thế Mai Chi khuyên hãy coi việc viết là sự kết nối với bản thân mình

ẢNH: S.B

Chị chia sẻ: "Hãy viết trong tâm thế thoải mái nhất, dọn sạch không gian bên trong, xử lý không gian bên ngoài, từ đó việc viết sẽ trơn tru, dễ dàng".

Chị cũng nói thêm rằng, mỗi người có cách viết, cách ứng xử khác nhau, nên hãy cứ viết và ta sẽ rút ra được nhiều bài học từ đó.

Trả lời câu hỏi của khán giả làm sao để giữ quyết tâm trong quá trình viết lách, chị tiết lộ: "Hãy đặt ra cam kết với bản thân, cũng như chia sẻ với bạn bè, tri kỷ kế hoạch viết lách của mình. Nếu thế thì khi gặp khó khăn, ta sẽ có động lực và nơi sẻ chia để bước tiếp".

Đã đồng hành cùng nhiều cá nhân trong hành trình chấp bút, ông Quách Tuấn Khanh nêu bật lên ý quan trọng: để việc viết thành công, người sáng tác cần có tư duy "design thinking", nghĩa là biết đối tượng tiếp nhận là ai, mục đích của mình là gì: muốn chia sẻ kiến thức hay muốn khẳng định bản thân?

Một khi trả lời được câu hỏi này thì việc viết mới không mơ hồ, tránh phải cảm giác loay hoay.

Tác giả bán 50.000 bản sách 'bật mí' cách viết cuốn sách đầu tay- Ảnh 4.

Ông Quách Tuấn Khanh cho rằng để việc viết thành công, người sáng tác cần có tư duy "design thinking"

ẢNH: S.B

Qua buổi tọa đàm, các độc giả đã được tiếp cận các kỹ thuật viết kết nối nội tâm, giúp câu chữ không chỉ trôi chảy mà còn có chiều sâu, chạm được vào người đọc. Từ đó chính người viết cũng được chữa lành qua từng trang viết.

Quan trọng hơn, chương trình còn giúp những người viết trẻ nhìn thấy vai trò của sách trong sự nghiệp cá nhân - từ xây dựng thương hiệu, lan tỏa giá trị sống đến phát triển nghề nghiệp.

Hơn cả một buổi trò chuyện, đây là nơi đánh thức người kể chuyện trong mỗi chúng ta. Nơi một cuốn sách có thể bắt đầu không bằng chương một - mà bằng một khoảnh khắc dám tin rằng: "Tôi cũng có thể viết".

Nguồn: https://thanhnien.vn/tac-gia-ban-50000-ban-sach-bat-mi-cach-viet-cuon-sach-dau-tay-185250517202350692.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

10.000 món đồ cổ đưa bạn trở về Sài Gòn xưa
Nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
Khám phá vùng savan ở Vườn quốc gia Núi Chúa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm