Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tại sao Nga mất 8 tháng để giải phóng Kursk?

Khám phá chiến dịch giải phóng Kursk kéo dài 8 tháng của Nga, những chiến lược và thử thách trong trận chiến quan trọng này.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống23/05/2025

Tại sao Nga mất 8 tháng để giải phóng Kursk?
1-4033.jpg
Vào tháng 8/2024, quân đội Ukraine (AFU) bất ngờ phát động một cuộc tấn công vào Tỉnh Kursk của Nga và chiếm đóng tới 1.300 km2 lãnh thổ Nga chỉ trong một đòn tấn công. Sự việc này xảy ra quá đột ngột, khiến các nhà lãnh đạo quân sự Nga vô cùng sửng sốt.
2-3331.jpg
Quân đội Nga (RFAF) nhanh chóng huy động lực lượng, điều động quân dự bị và gọi quân tiếp viện từ Triều Tiên. Chưa kể đến ưu thế trên không của hơn 4.000 máy bay chiến đấu của quân đội Nga, máy bay Ukraine không dám tiếp cận chút nào.
3-6062.jpg
Trách nhiệm nặng nề trong việc đốc chiến được giao cho tướng Alexei Dyumin, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Putin. Thế giới bên ngoài gọi ông là "Hoàng tử của quân đội Nga"; vì thế địa vị và tầm ảnh hưởng của ông là điều hiển nhiên.
4-7613.jpg
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là sau 8 tháng chiến đấu gian khổ, RFAF mới có thể chiếm lại Kursk và cũng chịu nhiều thiệt hại. Sau khi AFU rút quân hoàn toàn khỏi Kursk (hiện một số thông tin cho biết, vẫn còn quân Ukraine ở các cánh rừng biên giới giữa Kursk và Sumy), giới quan sát mổ sẻ xem tại sao RFAF lại bị sa lầy ngay trên lãnh thổ của mình.
5-9973.jpg
Theo những phân tích, chiến dịch Kursk của Nga đã bị kẹt ngay từ đầu; ngay khi AFU tiến công vượt biên giới, RFAF đã phản ứng nhanh chóng bằng cách điều các lực lượng tinh nhuệ như Sư đoàn dù 76, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 810, đặc nhiệm Chechnya. Triều Tiên cũng đã gửi hơn 10.000 quân từ Sư đoàn Bão táp số 11, cùng với 80 bệ phóng tên lửa để hỗ trợ.
5a.jpg
Máy bay Nga bay vòng quanh trên bầu trời và quân Ukraine không có cơ hội nhìn lên. Nhưng khi trận chiến tiếp diễn, RFAF nhận ra rằng mọi thứ không đơn giản như vậy. Trong suốt 7 tháng, RFAF chỉ có thể đẩy lui quân Ukraine từng bước; thậm chí có lúc AFU còn tổ chức phản công lớn.
6-9166.jpg
Giới quan sát bên ngoài đang thắc mắc, RFAF có ưu thế trên không, lực lượng tinh nhuệ và quân tiếp viện dồi dào; vậy tại sao lại khó khăn đến vậy? Câu trả lời là sau khi AFU tiến vào Kursk, điều đầu tiên họ làm là đào chiến hào và xây dựng công sự. Chiến hào của họ sâu vài mét, được phủ bằng đất và lưới ngụy trang; do vậy các cuộc không kích từ máy bay và pháo binh Nga không hiệu quả.
7-494.jpg
Những căn hầm bằng bê tông kiên cố hơn và không thể bị phá hủy ngay cả bằng bom phá 1.500 kg đã được AFU xây dựng. Tuyến đầu cũng được rải đầy mìn và bố trí các hào chống tăng, và xe tăng Nga trở thành mục tiêu sống ngay khi vượt qua. Do vậy rất khó cho RFAF có thể tiến công ồ ạt.
8-3642.jpg
Vào tháng 11/2024, RFAF đã cố gắng tiến về gần Sudzha, trung tâm của khu vực Kursk do AFU kiểm soát. Ngay khi cụm xe tăng T-90 xông lên, đã bị tên lửa chống tăng Javelin và mìn của AFU phá hủy. Hàng chục xe tăng đã bị phá hủy và cuộc phản công đã bị bẻ gẫy.
9-1060.jpg
Hệ thống phòng thủ của AFU không phải là lâm thời, mà hoàn toàn tuân thủ theo tiêu chuẩn của NATO và được chuẩn bị rất tốt. Mặc dù RFAF chiếm ưu thế trên không, nhưng họ không thể ném bom rải thảm, để cho bộ binh xung phong.
10-7174.jpg
Tiếp đến là 30.000 quân Ukraine tại Kursk, phần lớn là lực lượng được huấn luyện và trang bị theo “chuẩn NATO”. Vũ khí trang bị gồm xe tăng Leopard 2 của Đức, xe chiến đấu M2 Bradley của Mỹ, lựu pháo M777 và bệ phóng tên lửa HIMARS; những vũ khí này đã gây nhiều thiệt hại cho phía Nga, nhất là pháo phản lực HIMARS.
11-2972.jpg
Vũ khí nguy hiểm nữa của quân Ukraine tại Kursk chính là UAV FPV; với số lượng vượt trội so với các mặt trận khác, UAV FPV của AFU đặc biệt nhắm vào các phương tiện và quân của Nga để ném bom. Vào tháng 2/2025, hơn một nửa số lính biệt kích Triều Tiên đã thiệt mạng, là do UAV FPV.
12-1762.jpg
AFU tại Kursk cũng được trang bị các khí tài tác chiến điện tử cấp chiến thuật do Ukraine và phương Tây phát triển; trong khi hệ thống liên lạc và UAV của RFAF thường bị gây nhiễu, khiến việc chỉ huy trở nên rối loạn. Mặc dù RFAF có số lượng lớn UAV và trang bị tốt, nhưng thực sự không thể chống lại được loại chiến thuật công nghệ cao này.
13-1624.jpg
Điểm yếu nữa của RFAF tại mặt trận Kursk chính là công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch. Nếu trung tâm tiếp tế của AFU nằm ở Sumy, chỉ cách tiền tuyến vài chục km, nên có thể cung cấp hàng tiếp tế rất nhanh chóng. Mặt khác, trạm tiếp tế của RFAF lại nằm ở thành phố Kursk. Không chỉ chặng đường dài mà còn thường xuyên bị AFU tấn công.
14-8046.jpg
Vào tháng 1/2025, lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã đột nhập đến Kolenevo và phá hủy một trạm tiếp tế lớn của Nga, phá hủy một kho đạn pháo. Ngoài ra, AFU sử dụng xe dân sự để vận chuyển hàng tiếp tế và quân Nga khó có thể ngăn cản họ.
15-4135.jpgRFAF đã cố gắng cắt đứt đường tiếp tế của AFU, nhưng trong giai đoạn đầu, AFU phòng thủ rất tốt; chỉ đến giai đoạn cuối chiến dịch, RFAF mới khống chế được và biến những con đường tiếp tế từ lãnh thổ Ukraine vào Kursk, trở thành những “con đường tử thần”. Đến lúc này khả năng chiến đấu của AFU mới sụt giảm nghiêm trọng.
16-1919.jpg
Sự tăng cường quân Triều Tiên cũng không giúp ích được nhiều cho RFAF trong chiến dịch Kursk. Hơn 10.000 quân Triều Tiên đã đến, khí thế khá cao nhưng hiệu quả thực tế lại không được tốt lắm. Họ chưa bao giờ chứng kiến chiến trường UAV bay khắp bầu trời, dẫn đến thương vong đặc biệt nặng nề.
17.jpg
Ngoài rào cản ngôn ngữ và chưa thành thạo sử dụng vũ khí của Nga, thì việc hiệp đồng cũng rất lộn xộn. Trên thực tế, RFAF có 78.000 quân tinh nhuệ, nhưng khả năng phòng thủ và trang bị của AFU tại Kursk quá mạnh. Do vậy số lượng nhỏ quân tiếp viện của Triều Tiên, không thể đảo ngược tình hình.
18.jpg
Tuy nhiên trước sức ép tấn công liên tục của RFAF, AFU cũng dần mất sức chiến đấu. Đên đầu năm 2025, gió đã đổi chiều, khi viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine bắt đầu giảm và AFU tại Kursk cạn kiệt vũ khí, khi RFAF bắt đầu khống chế được các tuyến đường tiếp tế. Khi RFAF nhìn thấy cơ hội, họ tập trung hỏa lực và phát động một cuộc tấn công dữ dội.
19.jpg
Vào tháng 3/2025, RFAF phát động "Chiến dịch Sấm sét", trong đó các sư đoàn thiết giáp và lính dù tổ chức hiệp đồng tấn công tổng lực. Lực lượng đặc nhiệm bí mật đột nhập vào phía sau tuyến phòng ngự của AFU, phá hủy toàn bộ các cây cầu và thiết bị liên lạc. Bộ chỉ huy AFU sụp đổ trực tiếp.
20.jpg
Tu viện ở làng Guevo là nơi cuối cùng AFU chống trả; quân Ukraine dựa vào lính bắn tỉa và chiến đấu trên đường phố để câu giờ, nhưng RFAF đã trực tiếp sử dụng bom phá, pháo nhiệt áp và thổi bay tất cả các pháo đài. Khi chỉ huy AFU thấy rằng không thể cầm cự được nữa, họ ra lệnh rút lui. RFAF lần lượt xóa sổ các vị trí của quân Ukraine còn lại.
21.jpg
Đến tháng 4/2025, toàn bộ khu vực Kursk đã được tái chiếm, cả nước Nga hân hoan ăn mừng. Nhưng trận chiến này quá tàn khốc, với hàng chục ngàn người thương vong và tốn rất nhiều tiền. Nhiều người tự hỏi: Liệu cái giá của chiến thắng có quá đắt không?
22.jpg
Trận chiến Kursk kéo dài 8 tháng, phơi bày nhiều vấn đề của quân đội Nga. Ưu thế trên không nghe có vẻ ấn tượng, nhưng khi đối mặt với hệ thống phòng thủ của quân đội Ukraine và vũ khí của NATO, lợi thế này không được phát huy.
23.jpg
Nếu hậu cần luôn thất bại, thì dù tiền tuyến có mạnh đến đâu cũng vô dụng. Câu chuyện về sự tăng cường quân của Triều Tiên, cũng cho thấy vấn đề không thể giải quyết chỉ bằng cách tăng số lượng người. Chiến tranh hiện đại là cuộc thử nghiệm về công nghệ và sự phối hợp. (nguồn ảnh Military Review, TASS, Sputnik).

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/tai-sao-nga-mat-8-thang-de-giai-phong-kursk-post1543082.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm