Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tản mạn về tấm bản đồ cổ, hải đăng Kê Gà và cao nguyên Lang Biang

Việt NamViệt Nam02/04/2025


Một bản đồ xưa (phục chế lại theo nguyên bản) của nước Đại Nam lúc đó vẽ địa giới hành chính và tên các địa phương (tỉnh, trấn) và các quốc gia lân bang láng giềng. Triều đại Đại Nam bắt đầu từ năm 1838 khi vua Minh Mạng (Nguyễn Phước Đảm) chính thức đổi quốc hiệu từ Việt Nam sang Đại Nam, và kết thúc triều đại phong kiến này vào năm 1945 với sự thoái vị của vua Bảo Đại.

Đặc biệt ngạc nhiên khi xem bản đồ này, Bình Thuận xưa của quê tôi quá rộng lớn: phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáp trấn Biên Hòa; phía Tây giáp Nam Vang (Campuchia) và Nam Bàn (1 quốc gia nhỏ, chư hầu của Đại Nam lúc đó); phía Bắc giáp Khánh Hòa.

ban-do-1-.jpg

Bản đồ này rất có ý nghĩa và giá trị tham khảo dưới góc độ giá trị lịch sử - văn hóa khi tham mưu sáp nhập, đặt tên tỉnh mới và trung tâm hành chính thì quả là thật hay. Nước Đại Nam lúc đó là một cường quốc có vị thế không chỉ ở Đông Nam Á. Khi chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới thì không thể không xem xét, nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa của một giai đoạn thịnh trị của dân tộc Việt Nam.

Ở bài viết này, tác giả xin tản mạn một chút về việc đưa câu chuyện hải đăng Kê Gà và sự kiện phát hiện tân cao nguyên Lang Biang vào đây là muốn cung cấp cho bạn đọc một chút thông tin, tuy không mới nhưng thú vị với ngữ cảnh hiện nay. Trước đây, thời sinh viên Đại học Tổng hợp TP. HCM, học khoa Lịch sử - chuyên ngành Dân tộc học, trong 1 lần đi thư viện Quốc gia đọc tài liệu tôi có một phát hiện riêng của cá nhân, có một con số với sự trùng hợp khá lý thú: đó là sự kiện tại Bình Thuận năm 1897. Đây là năm khánh thành ngọn hải đăng Kê Gà ở biển phía nam Bình Thuận (đây là hải đăng cổ nhất và cao nhất Việt Nam do kỹ sư Chanavat người Pháp chỉ huy xây dựng trong 2 năm với kiến trúc và kết cấu vật liệu đá độc đáo). Cũng năm đó cao nguyên Lang Biang được bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra qua cuộc thám hiểm với điểm khởi hành cũng tại Bình Thuận, từ Phan Rí (thuộc Tam Phan: Phan Thiết, Phan Rí, Phan Rang). Đoàn thám hiểm của bác sĩ Yersin đi ngược lên hướng núi phía sườn tây Bình Thuận (nay thuộc vùng rừng núi các xã Phan Sơn, Phan Dũng). Sau khi phát hiện ra tân cao nguyên này, ngày 19/7/1897 bác sĩ Yersin đã gửi thư cho quan Toàn quyền Đông dương Paul Dumer báo cáo tình hình và đề nghị xây dựng trại nghỉ mát cho người Pháp ở vùng đất quanh năm mát mẻ, giữa bạt ngàn rừng thông này.

ban-do-2-.jpg
Hải đăng Kê Gà ở biển phía nam Bình Thuận.

Qua sự trùng hợp của năm 1897, năm khánh thành một công trình hàng hải quan trọng trên biển Đông Nam Bình Thuận hàng đêm chiếu sáng chỉ đường cho các thương đoàn tàu thuyền trong nước và thế giới với hải trình vượt biển an toàn. Cũng năm 1897, từ miền đất tỵ địa ngài Yersin phát hiện và đề nghị người Pháp phát huy lợi thế tân cao nguyên Lang Biang để xây dựng nơi nghỉ mát cho người Pháp đang hoạt động ở Đông Dương. Bác sĩ Yersin đã đặt tiền đề, ý tưởng để tân cao nguyên này trở thành miền đất nghỉ dưỡng nổi tiếng sau này. Từ một công trình hàng hải được xây dựng ở vùng đất cựu và một khám phá ở vùng đất tân khí hậu quanh năm mát lạnh cùng một mốc thời gian 1897, đến nay cận kề 130 năm tuổi.

"Đất cũ - đất mới, người cũ - người mới" sắp thành anh em một nhà, vài dòng tản mạn dưới biển lên rừng, ôn cố tri tân, mong mọi sự hanh thông!



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tan-man-ve-tam-ban-do-co-hai-dang-ke-ga-va-cao-nguyen-lang-biang-129035.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm