Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nhà thờ cổ hơn 200 tuổi ở Hội An lưu giữ nhiều báu vật quý

(Dân trí) - Căn nhà 223 tuổi do một vị quan triều Nguyễn xây dựng tại Hội An, tuy nằm trong khu vực phố cổ nhưng được thiết kế theo lối kiến trúc nhà vườn, nơi đây còn lưu giữ nhiều báu vật quý giá.

Báo Dân tríBáo Dân trí01/04/2025

Theo thông tin từ Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, nhà thờ tộc Trần, một công trình kiến trúc có tuổi đời 223 năm, được xây dựng bởi vị quan Trần Tứ Nhạc. Công trình này được khởi công vào cuối năm 1802, trước khi ông được vua Gia Long cử đi sứ sang Trung Quốc, nhằm thờ cúng tổ tiên và để lại cho con cháu.

Trải qua hơn hai thế kỷ, nhà thờ vẫn giữ nguyên lối kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa ba nền văn hóa: Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Đây là minh chứng cho thời kỳ phát triển rực rỡ của phố Hội trong lịch sử.

Nhà thờ cổ hơn 200 tuổi ở Hội An lưu giữ nhiều báu vật quý - 111.webp

Với khuôn viên 1.500m2, nhà thờ tộc Trần nằm tĩnh lặng giữa phố Hội sầm uất (Ảnh: Nam Hà).

Kiến trúc Nhật Bản được thể hiện qua kiểu "chồng rường giả thủ" với 5 cột dọc và 3 thanh rường ngang, tượng trưng cho ngũ hành và ba yếu tố Thiên - Địa - Nhân.

Mái vòm cong bên ngoài mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa cổ, biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.

Bên trong gian thờ, kiến trúc Việt Nam được thể hiện qua ba cây cột hình mũi tên và cung tên hướng lên trời, biểu tượng cho sự phát đạt và thịnh vượng của con cháu.

Nhà thờ cổ hơn 200 tuổi ở Hội An lưu giữ nhiều báu vật quý - 22-1743154307169.webp

Ngôi nhà là sự hài hòa giữa ba lối kiến trúc Việt - Nhật - Hoa (Ảnh: Ngô Linh).

Trang trí trong nhà thờ rất sinh động với những hoa văn nghệ thuật tinh tế. Mỗi chi tiết như vì kèo, bàn ghế, hoành phi, liễn đối đều là tác phẩm chạm khắc cầu kỳ. Trên bàn thờ có nhiều hộp gỗ chứa tiểu sử và di vật cá nhân của người đã mất.

Đặc biệt, nhà thờ còn lưu giữ hàng trăm cổ vật quý, trong đó có thanh bảo kiếm và cuốn gia phả của quan Trần Tứ Nhạc từ năm 1812.

Nhà thờ cổ hơn 200 tuổi ở Hội An lưu giữ nhiều báu vật quý - 322.webp

Sau gian thờ là không gian trưng bày đồ cổ quý hiếm của gia đình (Ảnh: Ngô Linh).

Theo chị Trần Thảo Phương, cháu đời thứ 12 của vị quan Trần Tứ Nhạc, vào các dịp lễ, Tết, giỗ tổ, dòng họ thường tụ tập để tỏ lòng biết ơn tổ tiên và củng cố mối quan hệ gia đình.

Hiện nay, nhà thờ tộc Trần đã được UBND tỉnh Quảng Nam đưa vào danh mục di tích lịch sử cần bảo vệ và là một trong bảy nhà cổ được thành phố Hội An công nhận.

Nguồn: https://dantri.com.vn/du-lich/nha-tho-co-hon-200-tuoi-o-hoi-an-luu-giu-nhieu-bau-vat-quy-20250328164142621.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm