|
Trong khuôn khổ dự án, từ tháng 12/2023, IOM đã phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (nay là Sở Y tế) Quảng Bình triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ. Đến nay, có 22 mô hình ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho thanh niên lao động địa phương, góp phần giảm thiểu mong muốn di cư, đặc biệt là di cư trái phép.
|
Ngoài ra, dự án cũng đã tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho 120 người lao động tại các tổ liên kết, hợp tác xã, mô hình kinh doanh nhỏ ở các địa phương, nhằm nâng cao kỹ năng nghề, hướng đến tìm được việc làm; đặc biệt là các cơ sở cần lao động có tay nghề đặc thù…
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi và đánh giá hiệu quả phối hợp trong công tác lựa chọn và hỗ trợ các mô hình; đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai hoạt động.
|
Việc triển khai thực hiện dự án tại tỉnh Quảng Bình đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết quy định pháp luật liên quan về phòng, chống mua bán người nhằm tránh việc di cư trái phép, góp phần tạo môi trường di cư ổn định, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Ngọc Hải-Văn Mười
Nguồn: https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202505/tao-co-hoi-viec-lam-cho-lao-dong-tre-dang-co-mong-muon-di-cu-2226422/
Bình luận (0)