Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

TP.HCM tuyển sinh lớp 1, lớp 6 không phân bổ theo địa giới phường

Trong kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 tại TP.HCM, địa phương không phân bổ học sinh theo ranh giới hành chính phường, ưu tiên "nơi ở hiện tại".

VTC NewsVTC News01/04/2025

Nội dung được đề cập trong quyết định về kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026 của UBND TP.HCM ban hành ngày 28/3. 

Cụ thể, năm học 2025 - 2026, thành phố tiếp tục yêu cầu các phòng GD&ĐT xây dựng các khu vực tuyển sinh dựa theo 3 yếu tố:

Phân bổ trường lớp tại địa phương, số lượng trẻ em trong độ tuổi tuyển sinh; Thông tin “nơi ở hiện tại” của học sinh từ cơ sở dữ liệu ngành. Đồng thời, sử dụng hệ thống bản đồ số GIS dùng chung của thành phố để tính khoảng cách di chuyển của học sinh, không phân bổ theo ranh giới hành chính phường, nhằm tạo điều kiện cho học sinh học gần nơi ở hiện tại và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Học sinh lớp 1 tại TP.HCM trong ngày tựu trường năm học 2024 -2025. (Ảnh minh họa: Hà Phạm)

Học sinh lớp 1 tại TP.HCM trong ngày tựu trường năm học 2024 -2025. (Ảnh minh họa: Hà Phạm)

Đối với các trường nằm ở ranh giới các địa phương, Ban chỉ đạo tuyển sinh cần xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học nơi gần nhất.

Công tác đăng ký tuyển sinh được thực hiện trực tuyến tại địa chỉ https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn, thông qua mã định danh của học sinh và tuân thủ theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, thông tin sử dụng trong tuyển sinh đảm bảo trích xuất 100% từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục TP.

Đối tượng tuyển sinh chia làm 2 dạng, trong đó:

+ Đối tượng 1: ưu tiên tuyển sinh cho các trường hợp:

Đối với lớp 1: học sinh có “nơi ở hiện tại” thuộc địa bàn và trong độ tuổi quy định;

Đối với lớp 6: học sinh có “nơi ở hiện tại” thuộc địa bàn, đã hoàn thành chương trình tiểu học và trong độ tuổi quy định.

+ Đối tượng 2: học sinh có nguyện vọng học tại khu vực không thuộc địa bàn cư trú thực tế.

Đối với đối tượng 2, Ban Chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp TP Thủ Đức và các quận, huyện cần ban hành văn bản xác định rõ các đối tượng được ưu tiên xét tuyển, tạo cơ sở pháp lý cho việc phân loại.

Tuyển sinh đầu cấp theo bản đồ GIS là gì?

Năm 2023 hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là bản đồ GIS) được TP.HCM ứng dụng trong tuyển sinh đầu cấp thí điểm tại Quận 8, Tân Bình và TP Thủ Đức.

Trên cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và tham khảo bản đồ GIS, ban tuyển sinh các quận sẽ phân bổ trên nguyên tắc để học sinh được học gần nhà nhất có thể, chứ không chỉ phân tuyến theo địa bàn cư trú như trước đây.

Năm học 2024 - 2025, Sở GD&ĐT TP.HCM mở rộng áp dụng hệ thống GIS này trên tất cả địa bàn. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế ở địa phương, các quận/huyện có thể áp dụng GIS như một công cụ hỗ trợ bên cạnh những phương pháp khác, với mục tiêu giúp học sinh vào học tại trường gần nơi cư trú nhất.

Theo tạp chí Znews, theo National Geographic, bản đồ GIS là viết tắt của geographic information system (hệ thống thông tin địa lý). Hệ thống này thu thập, lưu trữ, kiểm tra và hiển thị dữ liệu liên quan các vị trí trên bề mặt Trái Đất. GIS có thể hiển thị nhiều loại dữ liệu khác nhau trên bản đồ như đường phố, tòa nhà...

Bản đồ GIS của Sở GD&ĐT TP.HCM giúp cha mẹ học sinh phân tích mật độ trường theo địa giới hành chính, màu tím là mật độ thấp, màu vàng là mật độ cao từ đó quyết định nộp hồ sơ xét tuyển.  (Ảnh: VOV.VN)

Bản đồ GIS của Sở GD&ĐT TP.HCM giúp cha mẹ học sinh phân tích mật độ trường theo địa giới hành chính, màu tím là mật độ thấp, màu vàng là mật độ cao từ đó quyết định nộp hồ sơ xét tuyển.  (Ảnh: VOV.VN)

Vị trí trên bản đồ GIS có thể được thể hiện theo nhiều dạng như vĩ độ, kinh độ, địa chỉ, mã ZIP. Hệ thống này có thể lưu trữ nhiều dữ liệu về con người như dân số, đường sá, đường dây điện, trường học, nhà máy...

Ưu điểm của bản đồ GIS do Sở GD&ĐT TP.HCM cung cấp là phụ huynh có thể tìm kiếm các điểm trường theo dọc đường đi (ví dụ dọc đường đi làm) và tìm đường đi ngắn nhất, đồng thời, lọc các cơ sở giáo dục theo cấp học, loại hình như trường tiểu học, nhóm trẻ, lớp mầm non...

Khi TP.HCM ứng dụng bản đồ GIS trong tuyển sinh đầu cấp, phụ huynh có thể chọn trường học gần nhà (có thể chọn trường liên phường, liên quận) thay vì phải cho con học ở trường tại phường tương ứng nơi cư trú. Cách tuyển sinh mới này cũng hạn chế được tình trạng phụ huynh chạy trường trái tuyến cho con.

Khi tra cứu bản đồ GIS, người dùng có thể phân tích mật độ trường theo địa giới hành chính. Cụ thể, màu tím trên bản đồ tương ứng mật độ trường thấp, màu vàng biểu thị cho mật độ trường cao.

Ưu điểm của bản đồ GIS do Sở GD&ĐT TP.HCM cung cấp là phụ huynh có thể tìm kiếm các điểm trường theo dọc đường đi (ví dụ dọc đường đi làm) và tìm đường đi ngắn nhất, đồng thời lọc các cơ sở giáo dục theo cấp học, loại hình như trường tiểu học, nhóm trẻ, lớp mầm non...

Phương Nam(Tổng hợp)

Nguồn: https://vtcnews.vn/tp-hcm-tuyen-sinh-lop-1-lop-6-khong-phan-bo-theo-dia-gioi-phuong-ar935095.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm