Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trình hiện tuổi hoa

Trái ngược với không khí sôi động của văn học thiếu nhi những năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu phê bình có phần im ắng. Chính vì vậy, sự xuất hiện của Trình hiện tuổi hoa (NXB Văn học), một công trình nghiên cứu sâu về văn học thiếu nhi của nhà nghiên cứu Trịnh Đăng Nguyên Hương đã trở thành tiếng nói đáng quý không chỉ trong phạm vi văn học mà còn là một tham chiếu cho nhiều lĩnh vực khác.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng08/05/2025

Khác với thể thức phê bình, thường đi vào bình luận, khen chê một tác phẩm văn học nào đó, ở Trình hiện tuổi hoa, Trịnh Đặng Nguyên Hương (hiện công tác tại Viện Văn học) tập trung vào nghiên cứu những vấn đề mà tác phẩm văn học ấy gợi ra. Ví dụ như với tác phẩm Chúc một ngày tốt lành của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, chị nhìn thấy trong đó ý thức dành cho môi trường sống. Hình ảnh khu vườn trong tác phẩm “là gợi ý về một cuộc sống xanh, mát lành, nơi mọi vật chung sống hài hòa, gắn kết, là ước mơ của trẻ em cũng như của người lớn trong xã hội hiện đại”.

H6A.jpg

Tương tự, tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi cũng là tác phẩm tiêu biểu cho ý thức sinh thái. Theo nhà nghiên cứu Trịnh Đặng Nguyên Hương, thành công của tác phẩm này không chỉ nằm ở việc tái hiện sự trưởng thành của một thiếu niên qua chiến tranh mà còn thể hiện qua sự khắc họa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. “Thông qua sự giao tranh trong tư tưởng và tình cảm của con người, nhà văn cho thấy những gắn kết giữa con người và thiên nhiên mà quá trình biến đổi tự nhiên cũng chính là quá trình biến đổi nhận thức của con người về sự tồn tại của chính mình với tư cách một thực thể thuộc về tự nhiên”, tác giả viết.

Ứng dụng lý thuyết so sánh, tác giả cũng đã khảo sát hai tác phẩm Cửa tiệm thời gian của Lee Na Young (Hàn Quốc) và Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh (Việt Nam), để từ đó thấy được vai trò quan trọng của trường học và gia đình đối với sự phát triển của trẻ em: “Mặc dù trẻ em bị ảnh hưởng đáng kể từ áp lực về thành tích học tập, thời gian và các biến cố gia đình, nhưng trẻ em cũng là những cá nhân độc lập… có nhận thức và hành động riêng để quyết định cuộc sống và hạnh phúc của bản thân”, nhà nghiên cứu Trịnh Đặng Nguyên Hương kết luận.

Có lẽ vì yêu cầu của công việc nghiên cứu cũng như thể hiện sự mến tài dành cho nhà văn nên trong số 9 bài viết thì có tới 6 bài đề cập/khảo sát các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên, trong bối cảnh văn học thiếu nhi trong nước đang có nhiều khởi sắc như hiện tại, bạn đọc cũng mong muốn ở các tác phẩm sau, tác giả sẽ mở rộng phạm vi để “kề vai sát cánh” hơn nữa với các sáng tác trong nước, góp phần vào sự phát triển của văn học thiếu nhi nước nhà.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/trinh-hien-tuoi-hoa-post794215.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Ngắm non xanh nước biếc Cao Bằng
Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại
Tái hiện trận chiến huyền thoại: Bức tranh Panorama Điện Biên Phủ độc nhất Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm