Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng chính quyền các cấp gần dân, sát dân, đáp ứng yêu cầu quản trị xã hội hiện đại

Quán triệt những trọng tâm cốt lõi của Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12.4.2025 Hội nghị Trung ương 11 Khóa XIII về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII sáng nay, 16.4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã bảo đảm xây dựng chính quyền các cấp gần dân, sát dân, đáp ứng các yêu cầu quản trị xã hội hiện đại.

Báo Đại biểu Nhân dânBáo Đại biểu Nhân dân16/04/2025

Về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, để bảo đảm mục tiêu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng chính quyền các cấp gần dân, sát dân, đáp ứng các yêu cầu quản trị xã hội hiện đại, đủ năng lực tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, bảo đảm hình thành và mở rộng không gian phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh trong tình hình mới, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, nhiều mặt và thống nhất rất cao các nguyên tắc, tiêu chí thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

avatar
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng quán triệt Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12.4.2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Ảnh: Hồ Long

Việc xác định tên gọi và địa điểm đặt các trung tâm chính trị các tỉnh sau sắp xếp như các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử, truyền thống văn hóa, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; ưu tiên sáp nhập các đơn vị hành chính có vị trí liền kề giữa miền núi, đồng bằng với các địa phương có biển với mục tiêu cao nhất là mở rộng không gian phát triển, đáp ứng định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.

Việc đặt tên cần dễ nhận diện, ngắn gọn, có giá trị truyền thống, văn hóa được nhân dân địa phương đồng tình, ủng hộ. Ưu tiên sử dụng một trong những tên gọi của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính mới; trung tâm chính trị hành chính của đơn vị hành chính mới cần có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thuận tiện, kết nối các khu vực, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội; xem xét lựa chọn trung tâm chính trị, hành chính của một trong số các tỉnh hiện nay làm trung tâm chính trị, hành chính mới. Sau khi tỉnh mới đi vào hoạt động ổn định, có thể nghiên cứu quy hoạch, lựa chọn xây dựng các trung tâm chính trị, hành chính mới hợp lý, phù hợp.

toan-canh-truong-ban-to-chuc.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu rõ, trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí nêu trên, Trung ương đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương, định hướng như: tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh (gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (gồm có xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương; dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh của 34 tỉnh, thành phố sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất; đồng ý kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện kể từ ngày 1.7.2025, sau khi Hiến pháp năm 2013 sửa đổi và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành; sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Trung ương, Bộ Chính trị giao ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và khẩn trương xây dựng Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Trong đó, căn cứ tiêu chí và thực tế địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Về tổ chức MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã; việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm sâu sát cơ sở, địa bàn, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và đoàn viên, hội viên của tổ chức.

Ban Chấp hành Trung ương cũng thống nhất chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên công đoàn; đồng thời, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương về thời điểm tổ chức đại hội MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ngay sau đại hội Đảng các cấp.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/truong-ban-to-chuc-trung-uong-le-minh-hung-xay-dung-chinh-quyen-cac-cap-gan-dan-sat-dan-dap-ung-yeu-cau-quan-tri-xa-hoi-hien-dai-post410415.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm