Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tượng đài Bình Dương: Truyền tải thông điệp sâu sắc

Tháng 4, khi cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), cũng là thời điểm hàng ngàn lượt người về thăm lại các “địa chỉ đỏ”, nơi có các tượng đài. Không giống nhau ở hình thức hay chất liệu, mỗi tượng đài ở Bình Dương là một bản tuyên ngôn bằng hình khối sống động, sâu sắc và thấm đẫm tinh thần thời đại.

Báo Bình DươngBáo Bình Dương10/05/2025

Tượng đài là điểm đến lý tưởng cho các chuyến về nguồn đầy ý nghĩa

Nếu tượng đài Chiến thắng Bàu Bàng, Chiến thắng Phước Thành là sự kết tinh của khí phách quân dân Thủ Dầu Một trong thế trận “bám thắt lưng địch mà đánh”, thì Tượng đài Chiến thắng Dầu Tiếng lại mang đậm tính dân sinh với hình ảnh người lính, người nông dân và thanh niên cùng bước tới tương lai, thể hiện rõ khát vọng sống, dựng xây trong hòa bình…

Mỗi bố cục, mỗi nhân vật trong các tượng đài đều được xây dựng trên một triết lý riêng, không đơn thuần là tác phẩm điêu khắc, mà là ký ức kết tinh trong đá, trong thép, trong từng đường nét điêu luyện của nghệ thuật và sự tri ân. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, các tượng đài ấy chính là chứng tích sống động của một thời máu lửa, là điểm chạm văn hóa - lịch sử truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Tượng đài còn là nơi sinh hoạt của các hoạt động Đoàn, bồi đắp lý tưởng cho thanh thiếu nhi địa phương

Cô Huỳnh Hồng Hạnh, giáo viên bộ môn lịch sử trường THPT Chuyên Hùng Vương, chia sẻ “Mỗi tượng đài là một dấu ấn lịch sử sống động, là biểu tượng tự hào không chỉ của địa phương mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Tượng đài Chiến khu Đ chẳng hạn, là hiện thân của ý chí quật cường, của sức mạnh đoàn kết và niềm tin không gì lay chuyển của nhân dân trong kháng chiến. Hay như tượng đài Chiến thắng Bàu Bàng - nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân Thủ Dầu Một - đó không chỉ là niềm tự hào của riêng người Bàu Bàng, mà là ký ức thiêng liêng của cả tỉnh Bình Dương. Tôi tin rằng, qua những hình ảnh cụ thể và sinh động ấy, thế hệ trẻ sẽ được truyền lửa về tinh thần đấu tranh bất khuất, để từ đó thêm yêu quý, trân trọng và tiếp nối truyền thống anh hùng của ông cha”.

Bà Trần Hạnh Minh Phương, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, cho rằng tượng đài ở Bình Dương không đơn thuần là một sản phẩm nghệ thuật công cộng, mà còn là tài sản văn hóa - lịch sử vô giá. Chúng phản ánh tiến trình phát triển bản sắc dân tộc; đồng thời ghi nhận vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Mỗi chi tiết, mỗi hình tượng đều mang thông điệp sâu sắc cần được truyền tải lại cho thế hệ trẻ.

THỤC VĂN

Nguồn: https://baobinhduong.vn/tuong-dai-binh-duong-truyen-tai-thong-diep-sau-sac-a346722.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Lễ duyệt binh Nga: Những góc quay 'tuyệt đối điện ảnh' khiến người xem sửng sốt
Xem lại tiêm kích Nga trình diễn ngoạn mục trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
Cúc Phương vào mùa bướm – khi rừng già hóa thành chốn cổ tích
Mai Châu chạm vào trái tim thế giới

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm