Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Văn nghệ sĩ Bình Dương với những sáng tác về Bác Hồ

Những lời ca, bức tranh, bài thơ… mỗi tác phẩm không chỉ ghi nhận nỗ lực trong sáng tạo, mà còn là tình cảm của văn nghệ sĩ Bình Dương dành cho Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc.

Báo Bình DươngBáo Bình Dương16/05/2025

Trong số các sáng tác, tác giả Nguyễn Minh Ngọc Hà đã chạm đến trái tim người nghe qua lời vọng cổ trong “Thiêng liêng lời dạy Bác Hồ”. “Lòng con muôn vàn kính yêu Bác Hồ/ Người như ánh hào quang rạng ngời sáng soi cuộc đời/ Hành trang mà con ghi khắc sâu tận trái tim/ Câu nói thiêng liêng Bác trao gửi đến toàn dân/ Nhớơn vua Hùng công dày dựng xây đất nước/ Cháu con quyết lòng chung tay... giữ gìn... non sông...”.

Tác phẩm tranh “Nhớ mãi ơn Người” của họa sĩ Trương Bửu Sinh

Tác giảNgọc Hà chia sẻ, phải đến khi tham gia Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, chị mới có cơ hội tiếp cận sâu sắc với mảng đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước đó, đối tượng sáng tác chính của chị là gia đình, tình yêu. Thế nhưng, khi viết về Bác, điều đầu tiên Ngọc Hà mang theo không phải là kỹ thuật viết, mà là sự biết ơn và ngưỡng mộ. “Dù chỉ có khoảng 10 tác phẩm viết vềBác, nhưng với tôi, mỗi lần viết là một lần được sống cùng hình ảnh thiêng liêng của Người”, nữ nhạc sĩ nói.

Hai lần đạt giải nhì trong cuộc thi viết vềtư tưởng Hồ Chí Minh, với bài “Gương Người sáng mãi” và “Thiêng liêng lời dạy Bác Hồ”, là minh chứng cho tâm huyết đó. Dù tiếc nuối khi các tác phẩm còn chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng tác giả Nguyễn Minh Ngọc Hà vẫn kiên trì, bởi tin rằng “Viết về Bác là một hành trình không đo bằng giải thưởng, mà bằng lòng mình có thật sự sống và học theo Bác hay không”.

Trong khi đó Lê Đức Dũng, một cán bộ làm công tác dân vận, lại chọn âm nhạc để thể hiện tình cảm của mình. Anh phổ nhạc bài thơ “Con học tập và làm theo Bác” của nhà thơ Lê Minh Vũ. “Chẳng cao xa như trời mây gió lộng/ Mà giản dị đời thường như hạt lúa, củ khoai/ Học Người từ lối sống hàng ngày/ Đôi dép món, bát cơm, cây bút/ Biết quý thời gian từng giờtừng phút/ Biết thương dân như ruột thịt của mình…”. Ca khúc không chỉ là lời cổvũ tinh thần, mà còn như một lời nhắn gửi chân thành tới đồng nghiệp, bạn bè, đặc biệt là những người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến ở cơ sở, mang lời dạy của Bác vào từng hành động cụthể.

“Viết về Bác không cần nhiều, nhưng phải thật. Phải viết bằng lòng biết ơn, bằng sự kính trọng và cả niềm tin vào con đường Người đã chọn cho dân tộc” - Nguyễn Minh Ngọc Hà, tác giả bài vọng cổ “Thiêng liêng lời dạy Bác Hồ”.

Trò chuyện với chúng tôi, tác giả Kim Loan cho biết, chị chọn thơ để nói thay cảm xúc, với bài thơ “Sen thơm quê Bác” nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng đầy sức lan tỏa. “Anh hay chăng/ Mùa sen đã về ngát thơm quê Bác/ Tình yêu ngủ vùi dưới lớp bùn/ Bỗng một ngày ca hát trong nắng mai…”. Sen trong thơ Kim Loan là sự ẩn dụ cho nghị lực, lòng tự trọng và bản lĩnh vượt khó của .người dân Việt

Họa sĩ Trương Bửu Sinh thì chọn cây bút sắt quen thuộc để vẽ nên bức tranh “Nhớ mãi ơn Người”. Với anh, đây không đơn thuần là một tác phẩm hội họa, mà là một lời tri ân bằng hình ảnh. Tác phẩm “Nhớ mãi ơn người” nói lên sự phát triển của vùng đất Bình Dương, kiên cường, năng động, sáng tạo qua các thời kỳ.

 THỤC VĂN

Nguồn: https://baobinhduong.vn/van-nghe-si-binh-duong-voi-nhung-sang-tac-ve-bac-ho-a347120.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
Khám phá vùng savan ở Vườn quốc gia Núi Chúa
Khám phá Vũng Chua- ‘nóc nhà’ mây phủ của phố biển Quy Nhơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm