Vì sao Nga từ chối cung cấp hệ thống S-400 cho Iran
Tại sao Iran không có hệ thống phòng không S-400 của Nga để đẩy lùi các cuộc tấn công của Mỹ và Israel?
Báo Khoa học và Đời sống•03/07/2025
Sau khi Israel khởi xướng chiến dịch không kích kéo dài 12 ngày chống lại Iran kể từ ngày 13/6, và sau khi Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm tấn công hạt nhân để nhắm vào các địa điểm hạt nhân của nước này, tình trạng hệ thống phòng không của Iran đã phải đối mặt với áp lực ngày càng căng thẳng. Ảnh: @ Al Jazeera.
Nhiều nguồn tin thân cận với Iran và nước ngoài đã nhanh chóng đổ lỗi cho Nga, vì đã không cung cấp các hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến, cụ thể là hệ thống S-400 hiện đang là xương sống của kho vũ khí Nga, cho Iran. Ảnh: @ Missile Threat - CSIS.
Thậm chí, Cựu Phó Chủ tịch Quốc hội Iran, Ali Motahari là một trong những người mới đây đưa ra những lời chỉ trích tương tự như vậy. Ảnh: @ Defence Industry Europe.
Ông Ali Motahari cáo buộc rằng, Nga đã cung cấp các hệ thống này cho đối thủ của Iran là Thổ Nhĩ Kỳ và chào hàng cho Ả Rập Xê Út, nhưng đã từ chối cung cấp cho Iran, do Moscow nhận thấy cần phải duy trì mối quan hệ tích cực với Israel. Ảnh: @ militarnyi.
Ali Motahari còn ngụ ý rằng, hành động của Nga không hề “có qua có lại”, sau khi Iran đã cung cấp hỗ trợ và chuyển giao công nghệ to lớn để trang bị cho Nga khả năng tác chiến bằng máy bay không người lái đáng kể trong cuộc chiến với Ukraine. Ảnh: @ TRENDS Research & Advisory.
Thực ra, những lời chỉ trích về sự miễn cưỡng của Nga trong việc cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến không phải là không có cơ sở. Ảnh: @ Missile Threat - CSIS.
Khi Iran trong những năm 1990 và 2000 liên tục thể hiện sự quan tâm đến việc mua sắm các hệ thống tiền nhiệm của S-400 như hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU-1 hoặc S-300PMU-2, thì Nga liên tục từ chối. Vào năm 2007, một hợp đồng cho hai hệ thống tương tự đã được ký kết, nhưng cuối cùng Nga đã rút lui vào năm 2009, được cho là do áp lực của phương Tây và Israel. Ảnh: @ militarnyi.
Đây là một yếu tố chính thúc đẩy Iran bắt đầu phát triển các hệ thống phòng không có khả năng tương tự trong nước kể từ đó. Tuy nhiên, sau khi ký kết thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung vào năm 2015, và khi các lực lượng Nga và Iran bắt đầu chiến đấu cùng nhau chống lại các chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ, phương Tây và Israel hậu thuẫn ở Syria vào cuối năm đó, Moscow liên tục chứng minh rằng, họ sẵn sàng cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến bao gồm cả S-400. Ảnh: @ militarnyi.
Các nguồn tin của Chính phủ Nga từ năm 2019 đã nhiều lần nêu rõ rằng, nước này sẵn sàng cung cấp hệ thống S-400 cho Iran, sau khi Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani, bày tỏ sự quan tâm đến việc mua vũ khí tiên tiến của nước ngoài để tăng cường khả năng phòng thủ của nước này. Các nguồn tin chính thức của Nga trong năm 2019 đã bác bỏ các tuyên bố từ nhiều nguồn tin phương Tây, khẳng định thông tin Moscow đã từ chối cung cấp S-400 cho Iran là tin giả, họ nêu rõ rằng, Iran không tỏ ra quan tâm đến hệ thống này và do đó Nga không có khả năng tiến hành bán hàng. Ảnh: @ militarnyi.
Sau đó, vào tháng 1/2020, các nhà lập pháp Nga đã ủng hộ việc cung cấp hệ thống S-400 cho Iran, với việc lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga tuyên bố sau vụ ám sát vị tướng cấp cao nhất của Iran Qasem Soleimani vào tháng 1/2020 rằng, Moscow cần "đề xuất với Iran một thỏa thuận về hợp tác quân sự và bán gấp các loại vũ khí hiện đại nhất để không ai dám ném bất cứ thứ gì về phía Iran". Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng S-400, và thậm chí có thể là hệ thống S-500 mới, sẽ có thể "bao phủ toàn bộ bầu trời Iran". Ảnh: @ Defence Industry Europe.
Tuy nhiên, các quan chức Iran sau đó đã nhiều lần tuyên bố rằng, lực lượng vũ trang của nước này không cần nhiều đến S-400, với Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Mohammad Reza Ashtiani vào tháng 3/2023 đã bác bỏ các báo cáo về một kế hoạch mua sắm, với lý do Iran đã tự cung tự cấp trong việc sản xuất thiết bị phòng không. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng của hệ thống Bavar 373 bản địa. Ảnh: @ Missile Threat - CSIS.
Bavar 373 tạo thành xương sống của mạng lưới phòng không Iran tại thời điểm Israel bắt đầu các cuộc giao tranh và được các nguồn tin địa phương ghi nhận đã bắn hạ ba trong số bốn máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Tuy nhiên, mật độ mạng lưới phòng không của Iran kém hiệu quả và các hoạt động của F-35 sâu trong lãnh thổ Iran đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả lâu dài của hệ thống Bavar 373 này. Ảnh: @ Defence Industry Europe.
Bình luận (0)