Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Xã hội hóa xây dựng cổng chào ở vùng cao Đồng Văn

NDO - Nhằm tạo điều kiện cho du khách dễ dàng nhận diện ranh giới, vị trí khi đi thăm các bản làng vùng cao, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã phát động phong trào xã hội hóa xây dựng cổng chào theo kiến trúc truyền thống.

Báo Nhân dânBáo Nhân dân03/04/2025

Huyện Đồng Văn có 225 thôn bản ở 19 xã, thị trấn. Mỗi thôn bản trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) có điều kiện địa hình, cảnh quan thiên nhiên khác biệt cùng với nét văn hóa truyền thống phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Do đó, hầu hết các thôn, bản ở vùng cao Đồng Văn đều có thể trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, một số làng văn hóa tiêu biểu được đông đảo du khách biết đến như: Làng văn hóa Lũng Cẩm, xã Sủng Là; làng văn hóa Lô Lô Chải, xã Lũng Cú; làng cổ Thiên Hương, thị trấn Đồng Văn.

Bên cạnh đó, cũng có những thôn bản vùng cao mới nổi, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Nổi bật như làng Sảo Há, xã Vần Chải, một thôn nằm biệt lập giữa ngút ngàn núi đá tai mèo. Hay như thôn Lao Xa, thôn vùng sâu của xã Sủng Là với phong cảnh nguyên sơ cùng những nếp nhà truyền thống cổ kính.

Một điều gây khó khăn cho du khách khi có nhu cầu khám phá các bản làng vùng cao ở Đồng Văn, đặc biệt là các bản làng chưa có sự phát triển về du lịch đó là việc xác định ranh giới, vị trí của các thôn bản vùng cao. Nguyên nhân là các thôn đều nằm ở xa trung tâm xã, không có biển chỉ dân, dân cư sống không tập trung.

Từ thực tế đó, giữa năm 2024, huyện Đồng Văn đã phát động phong trào xã hội hóa xây dựng cổng chào vào các thôn. Việc xây dựng cổng chào không bắt buộc mà do các thôn họp bàn với người dân thực hiện theo hình thức: “Dân bàn, dân đóng góp, dân làm”.

Sau khi phát động, người dân tại các thôn bản ở 19 xã, thị trấn tại huyện Đồng Văn đồng tình hưởng ứng, góp tiền, góp công để xây dựng cổng chào vào thôn. Lãnh đạo các thôn họp với người dân để lựa chọn mẫu thiết kế cổng chào truyền thống do Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện cung cấp; lên dự toán kinh phí xây dựng, trên cơ sở đó huy động sự đóng góp cả người dân.

Xã hội hóa xây dựng cổng chào ở vùng cao Đồng Văn ảnh 2

Việc xây dựng cổng chào vào thôn ở huyện Đồng Văn do người dân bàn, dân đóng góp tiền và công xây dựng.

Số tiền đóng góp của người dân chủ yếu là mua vật liệu, còn công xây dựng cổng chào do các thôn huy động nhân lực là người dân có nghề xây dựng thực hiện.

Từ sự hưởng ứng của người dân, đến nay tất cả 225 thôn bản ở vùng cao Hà Giang đã xây dựng cổng chào từ nguồn vốn xã hội hóa, bình quân mỗi cổng chào có trị giá từ 20 triệu đồng trở lên.

Ngoài việc xây dựng cổng chào vào các thôn bản, huyện Đồng Văn cũng đã vận động các xã, thị trấn huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân góp tiền xây dựng cổng chào vào trung tâm các xã, thị trấn.

Những cổng chào vào các thôn bản ở huyện vùng cao Đồng Văn không chỉ giúp du khách nhận diện địa danh, thuận tiện hơn trong việc tham quan, khám phá mà còn là niềm tự hào, biểu tượng văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Thậm chí có những cổng chào thôn đẹp, trở thành điểm check-in của du khách.

Nguồn: https://nhandan.vn/xa-hoi-hoa-xay-dung-cong-chao-o-vung-cao-dong-van-post869611.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm