Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ánh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái đất yếu đi, chuyện gì xảy ra?

Một nghiên cứu khoa học mới cho thấy lượng ánh sáng Mặt trời chiếu đến bề mặt Trái đất không ổn định và có nhiều thời điểm suy giảm rõ rệt.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ16/04/2025

Trái đất - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch có thể ngăn cản ánh sáng Mặt trời đến bề mặt Trái đất, khiến Trái đất bị ‘làm mờ’ - Ảnh minh họa: AI

Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Advances in Atmospheric Science, giáo sư Martin Wild thuộc Viện Khoa học khí quyển và Khí hậu, Đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ), cho biết: Lượng ánh sáng Mặt trời chiếu đến bề mặt Trái đất không ổn định theo năm mà có thể biến động mạnh theo từng thập kỷ. Điều này liên quan mật thiết đến mức độ ô nhiễm không khí và các chính sách năng lượng sạch của con người.

Hiện tượng "làm mờ" và "sáng lên" của Trái đất

Trước đó, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu đo bức xạ Mặt trời trong thời gian dài ở nhiều quốc gia trên Trái đất và phát hiện hai giai đoạn khác nhau. 

Từ thập niên 1950 - 1980, lượng ánh sáng mặt trời suy giảm rõ rệt - được gọi là hiện tượng “làm mờ toàn cầu” (global dimming). Sau đó, từ những năm 1990 trở đi, bức xạ Mặt trời dần phục hồi tại nhiều khu vực - được gọi là hiện tượng “sáng lên” (brightening).

Trung Quốc là nơi mà các nhà nghiên cứu quan sát được rõ ràng nhất sự thay đổi của ánh sáng Mặt trời. Đây cũng là nơi có hệ thống quan trắc bức xạ Mặt trời quy mô lớn, được tổ chức bài bản và thu thập liên tục trong nhiều thập kỷ.

Theo đó, từ thập niên 1960 - 1990, lượng ánh sáng Mặt trời tại Trung Quốc giảm đáng kể, trùng với giai đoạn phát triển công nghiệp mạnh và sử dụng nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn. Nhưng từ đầu những năm 2000, nhờ các chính sách giảm ô nhiễm không khí, mức bức xạ Mặt trời bắt đầu tăng nhẹ trở lại.

“Ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch có thể ngăn cản ánh sáng Mặt trời đến bề mặt Trái đất, khiến Trái đất bị ‘làm mờ’”, giáo sư Wild giải thích. “Nhưng khi không khí trở nên sạch hơn, ánh sáng Mặt trời lại tiếp cận được nhiều hơn với mặt đất, điều này rất có lợi cho việc nghiên cứu phát triển năng lượng Mặt trời”.

Cơ hội lớn cho ngành năng lượng điện Mặt trời

Trái đất - Ảnh 2.

Khi không khí trở nên sạch hơn, ánh sáng mặt trời lại tiếp cận được nhiều hơn với mặt đất, điều này rất có lợi cho việc nghiên cứu phát triển năng lượng Mặt trời - Ảnh minh họa: AI

Theo các nhà nghiên cứu, nếu Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tiếp tục cải thiện chất lượng không khí và quay về mức độ sạch như những năm 1960 thì sẽ thu được lợi ích to lớn trong sản xuất điện Mặt trời nhờ gia tăng lượng bức xạ Mặt trời tự nhiên.

“Những biến động này không chỉ ảnh hưởng đến khí hậu, mà còn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng khai thác năng lượng Mặt trời, nhất là trong bối cảnh nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao”, giáo sư Wild nhận định.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc hiểu rõ mức độ, nguyên nhân và khả năng dự báo của hiện tượng làm mờ - sáng lên của ánh sáng Mặt trời. Do đó các nhà nghiên cứu kêu gọi sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau.

Họ cũng đề nghị đầu tư vào công tác giám sát lâu dài từ mặt đất và vệ tinh, nhằm theo dõi chính xác biến động ánh sáng Mặt trời. Đây là một yếu tố sống còn đối với môi trường, khí hậu và sự sống trên Trái đất.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề
Trở lại chủ đề
MINH HẢI

Nguồn: https://tuoitre.vn/anh-sang-mat-troi-chieu-xuong-trai-dat-yeu-di-chuyen-gi-xay-ra-202504160904132.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm