Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bác sĩ 24/7: Nhịn ăn, uống nước kiềm có chữa được bệnh?

'Dạo gần đây, tôi thấy có trào lưu nhịn ăn, uống nước kiềm mỗi ngày để chữa bệnh, vậy phương pháp này có tốt cho sức khỏe? Nhân đây nhờ bác sĩ tư vấn giúp ăn uống thế nào tốt cho sức khỏe?'. (L.Lâm, ở TP.HCM).

Báo Thanh niênBáo Thanh niên02/04/2025

Bác sĩ chuyên khoa 1 Trương Lê Luy Na, Phó trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM), giải đáp: Hiện nay, một số người theo trào lưu nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) - tức là ăn uống theo chu kỳ, ví dụ chỉ ăn trong khung giờ 8 tiếng và nhịn ăn 16 tiếng còn lại trong ngày. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu được áp dụng đúng cách và phù hợp với thể trạng, phương pháp này có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng, cải thiện đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa.

Bác sĩ 24/7: Nhịn ăn, uống nước kiềm có chữa được bệnh? - Ảnh 1.

Một số người theo trào lưu nhịn ăn gián đoạn, tức là ăn uống theo chu kỳ, ví dụ chỉ ăn trong khung giờ 8 tiếng và nhịn ăn 16 tiếng còn lại trong ngày

Ảnh minh họa: AI

Tuy nhiên, nếu nhịn ăn hoàn toàn trong thời gian dài hoặc không có sự hướng dẫn của bác sĩ thì có thể gây ra nhiều hậu quả: thiếu năng lượng, hạ đường huyết, mất cơ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Đặc biệt, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người đang điều trị bệnh lý mạn tính (như tiểu đường, tim mạch...) không nên áp dụng.

Nước kiềm có chữa bệnh?

Về nước kiềm (alkaline water), đây là loại nước có độ pH cao hơn nước lọc thông thường. Một số người tin rằng nước kiềm giúp trung hòa axit trong cơ thể và chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định việc uống nước kiềm mỗi ngày có thể phòng hay chữa bệnh.

Cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh độ pH rất tốt thông qua thận và phổi, nên việc bổ sung nước kiềm không cần thiết, và nếu lạm dụng có thể gây rối loạn cân bằng kiềm - toan.

Ăn uống thế nào là tốt cho sức khỏe?

  • Ăn đa dạng thực phẩm: Nên luân phiên các nhóm thực phẩm như chất bột đường, chất đạm, chất béo tốt, rau củ và trái cây.
  • Hạn chế đường, muối, chất béo bão hòa: Giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Khoảng 1,5-2 lít nước lọc, không nhất thiết phải là nước kiềm.
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ.
  • Kết hợp vận động thể chất đều đặn mỗi ngày.

Những trào lưu như nhịn ăn hay uống nước kiềm không phải là "thần dược". Chúng không thể thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học. Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phù hợp nhất với thể trạng của mình.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: [email protected].

Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.

Nguồn: https://thanhnien.vn/bac-si-24-7-nhin-an-uong-nuoc-kiem-co-chua-duoc-benh-185250401225837951.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm