Ngôn ngữ là những công cụ mạnh mẽ nhất để bảo tồn và phát triển di sản vật thể và phi vật thể của tất cả các dân tộc. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bởi nó bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau.
Ngôn ngữ các dân tộc là công cụ mạnh mẽ nhất để bảo tồn và phát triển di sản. Tất cả những việc thúc đẩy sự phổ biến các ngôn ngữ mẹ đẻ không chỉ nhằm khuyến khích sự đa dạng về ngôn ngữ và giáo dục đa ngôn ngữ mà còn để nâng cao nhận thức về truyền thống ngôn ngữ và văn hóa trên khắp thế giới và truyền đi tinh thần đoàn kết dựa trên sự khoan dung, sự hiểu biết và đối thoại.
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bởi nó bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau. Ngôn ngữ cũng giúp tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức toàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa và tạo điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục có chất lượng cho mọi người. Mỗi tiếng nói đều là nguồn ngữ nghĩa độc đáo để hiểu, viết và mô tả thực tế thế giới. Tiếng mẹ đẻ cùng với sự đa dạng của ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng để xác định bản sắc của các cá nhân như là nguồn sáng tạo và phương tiện để biểu hiện văn hóa, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của xã hội. Một nền văn hóa hòa bình chỉ có thể được xây dựng trong một không gian, nơi tất cả mọi người có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ một cách tự do và đầy đủ trong tất cả các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.
Chính sách bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước ta là nhất quán, đúng đắn và thể hiện đầy đủ nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Từ Đại hội lần thứ nhất của Đảng (tháng 3/1935) đã xác định: "Các dân tộc được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa". Chủ trương đó được quán triệt xuyên suốt qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ V, khóa VIII tiếp tục xác định: "Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: "Ngoài tiếng phổ thông, các dân tộc có chữ viết riêng được khuyến khích học chữ dân tộc… dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết của các dân tộc có chữ viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở vùng dân tộc".
Cao Bằng là địa bàn định cư phát triển của trên 95% đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo nên sự phong phú, đa dạng về ngôn ngữ của các dân tộc. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập văn hóa đã làm mai một ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều dân tộc thiểu số. Nhận diện sớm vấn đề, vì vậy trong nhiều năm qua, đi đôi với phát triển kinh tế, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống qua ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số đã được các cơ quan chức năng, các cấp, các nhà ngôn ngữ, các nhà văn hóa học bảo tồn và phát huy các giá trị. Tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển tiếng nói, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong điều kiện hội nhập đang diễn ra sâu rộng.
Thực trạng hiện nay tại Thành phố, thị trấn, thị tứ không có mấy người trẻ còn có thể nói được tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình, chỉ còn người già nói được tiếng mẹ đẻ, lớp trung niên còn bập bõm được đôi ba câu tiếng nói của dân tộc mình. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mai một ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Quá trình hội nhập vùng miền, hội nhập quốc tế, đặc biệt là khu vực thành phố, thị trấn, thị tứ…; trong mỗi gia đình và cộng đồng không thường xuyên sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình; môi trường sống quá biệt lập hoặc giao thoa trong khu vực mà dân tộc thiểu số khác có dân số đông hơn; điều kiện kinh tế - xã hội phát triển lên cũng rất dễ kéo theo nguy cơ làm mai một ngôn ngữ; vấn đề truyền dạy không được quan tâm, chú trọng; sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương chưa thật sự mang lại hiệu quả. Để khắc phục mọi trở ngại cho mục tiêu nghiên cứu, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc, cơ quan chức năng các cấp cần tiếp tục xây dựng kế hoạch, cần có các giải pháp hữu hiệu, những quyết sách đúng đắn để tiếp tục bảo tồn, phát huy ngôn ngữ các dân tộc. Đặc biệt từ trong từng gia đình, dòng họ, khu dân cư, trong từng dân tộc phải chủ động truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế con cháu.
Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đồng bào các dân tộc, các nhà ngôn ngữ, các nhà khoa học đã luôn nỗ lực bảo tồn ngôn ngữ, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ các dân tộc. Bởi, ngôn ngữ hồn cốt của dân tộc. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, của giao tiếp, ngôn ngữ đồng thời là công cụ để truyền tải cả một nền văn hóa, một tinh thần dân tộc. Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị ngôn ngữ dân tộc thiểu số cũng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ mạnh mẽ nhất để bảo tồn và phát triển di sản vật thể và phi vật thể của từng dân tôc, mà còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại, đảm bảo sự đa dạng về văn hóa và thúc đẩy quá trình giao thoa, kế thừa tinh hoa của các nền văn hóa của mỗi dân tộc.
Thiên Phước
Nguồn: https://baocaobang.vn/bao-ton-ngon-ngu-goc-cua-cac-dan-toc-de-bao-ton-van-hoa-truyen-thong-3176582.html
Bình luận (0)