Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bất động sản: Thị trường 'hưng phấn', dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập

Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành; dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, đặc biệt là phân khúc cao cấp; chính sách có hiệu lực từ tháng 4… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Báo Tiền GiangBáo Tiền Giang01/04/2025

b

Giá trị bất động sản muốn tăng lên một cách bền vững cần có nền tảng, nghĩa là phải có sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội. (Nguồn: Thanh Niên)

Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành

Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.

Vừa qua, các tỉnh, thành lân cận Thành phố Hà Nội có sự biến động trước những tin đồn không chính thống liên quan đến quy hoạch, sáp nhập tỉnh thành, nhiều khu vực giá đất nền tăng khoảng 20%.

Công an tỉnh Thái Bình vừa đưa ra khuyến cáo nhà đầu tư cần bình tĩnh, không nên tin tưởng những tin đồn về việc sáp nhập các đơn vị hành chính. Nếu phát hiện hành vi gian lận, thao túng thị trường, nhà đầu tư cần sớm trình báo cho cơ quan công an gần nhất.

Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ sốt ảo trên địa bàn. Sở này cho biết, đến nay, lượng giao dịch tại các sàn vẫn hạn chế. Giá đất tăng cao có thể là chiêu trò "thổi" giá của "cò đất".

Mới đây nhất, tỉnh Bắc Giang cũng thông tin: Trên địa bàn tỉnh còn xuất hiện hành vi dàn cảnh giao dịch, mua đi bán lại với chênh lệch lớn nhằm lừa dối người mua, tạo tâm lý thu lợi cao. Một số chủ đầu tư có dấu hiệu huy động vốn không đúng pháp luật và sử dụng nhiều hình thức bán hàng khi chưa đủ điều kiện...

Ông Nguyễn Văn Đính, Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cảnh báo, các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trước cơn sốt ảo. Bởi những cơn sốt đất do tin tức thường chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ nhà đầu cơ, trong khi phần lớn nhà đầu tư cá nhân và người mua ở thực có nguy cơ mắc kẹt nếu mua với mức giá kỳ vọng, đã bị đẩy lên quá cao.

Thực tế, sau mỗi đợt sốt đất, rất nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá đã phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ với thanh khoản kém. Thậm chí, nhiều nhóm nhà đầu tư tự tin có kinh nghiệm "lướt sóng" cũng không ít lần thất bại khi không kịp thời thoát hàng.

"Giá trị BĐS muốn tăng lên một cách bền vững cần có nền tảng, nghĩa là phải có sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội. Những đợt sốt đất chỉ dựa trên tin tức mà không đi kèm với các kế hoạch đầu tư phát triển thường có chu kỳ ngắn, tăng nhanh nhưng khó có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài", ông Đính nói.

TS. Đinh Thế Hiển chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường BĐS từ đầu năm đến nay nhận được nhiều trợ lực để phục hồi, nhiều dự án BĐS ra hàng, nguồn cung bắt đầu có. Một số dự án BĐS cao cấp tưởng khó bán nhưng thời gian gần đây lại bán rất tốt. Tuy nhiên, thị trường thứ cấp lại giao dịch kém hơn. Do đó, để có thể khẳng định thị trường BĐS có thực sự đang nóng lên hay không cần phải tiếp tục quan sát.

Dư địa tăng giá chung cư vẫn còn

Nhiều người lo ngại giá căn hộ Hà Nội hiện đã cao, khó còn dư địa tăng. Tuy nhiên, theo phân tích từ chuyên gia, nếu quy đổi ra vàng thì mức tăng giá chỉ tương đương. Hơn nữa, thu nhập người dân dù chưa tăng tương ứng nhưng Chính phủ đang từng bước giảm gánh nặng chi phí sống (miễn học phí, viện phí…), tạo điều kiện tích lũy tốt hơn cho người dân.

Tháng 3/2025, thị trường BĐS ghi nhận hàng loạt diễn biến đặc biệt. Tại Hà Nội, thị trường sơ cấp đã ghi nhận 3 dự án thấp tầng và 5 dự án cao tầng chính thức ra mắt với tổng quỹ hàng khoảng 10.000 căn hộ. Bên cạnh các chủ đầu tư lớn như: Vinhomes, Masterise Homes, MIK Group thị trường xuất hiện các dự án mới của các chủ đầu tư khác: Xuân Cầu, Tân Hoàng Minh…

Việc nguồn cung mở mới phong phú hơn cũng giúp người mua nhà, nhà đầu tư có thêm lựa chọn và tham chiếu. Các chủ đầu tư lần lượt cho ra mắt dự án, khởi công, là tín hiệu cho thấy, pháp lý của các dự án được “giải phóng”, thị trường đang “hưng phấn”.

Ông Trần Quang Trung cho rằng, năm 2025 sẽ giải quyết được một phần trong nhu cầu nhà ở của người mua ở thực. Tuy nhiên, nếu người mua nhà tiếp tục chờ mua nhà trong nội đô, khu vực phía Tây hay kể cả thị trường mới như Cổ Loa để có những sản phẩm rẻ thì rất khó.

“Tôi đánh giá rất cao điều kiện sống tại khu vực phía Đông Hà Nội, bao gồm cả các khu vực lân cận như Văn Giang. Với khoảng cách chỉ 8km theo đường chim bay và khoảng 13km di chuyển thực tế đến trung tâm Hoàn Kiếm, Văn Giang là một trong những khu vực tiếp giáp Hà Nội gần nhất. Thậm chí, quãng đường này tương đương – hoặc còn ngắn hơn – so với việc di chuyển giữa các quận nội thành như Nam Từ Liêm hay Hà Đông đến trung tâm”, ông Trần Quang Trung nhận định.

Hiện nay, một số chủ đầu tư uy tín như Masterise Homes đang triển khai các dự án với mức chi phí đầu tư trên mỗi mét vuông rất hợp lý, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng sống vượt trội - từ hạ tầng, chất lượng xây dựng đến hệ thống tiện ích đồng bộ. Nếu cùng hệ thống tiện ích này được đặt tại các khu vực như Cổ Loa hay phía Tây Hà Nội, chắc chắn giá thành sẽ phải cao gấp đôi mới có thể đạt được tiêu chuẩn tương đương.

“Tôi tin rằng, năm nay chính là thời điểm vàng để sở hữu nhà tại khu Đông. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, việc tiếp cận các sản phẩm căn hộ cao cấp với mức giá hợp lý tại các khu vực khác trong tương lai gần sẽ ngày càng trở nên khó khăn”, ông Trần Quang Trung cho biết thêm.

Dự báo đến năm 2030, Hà Nội sẽ tăng thêm khoảng 2 triệu dân - tương đương cần thêm hơn 1 triệu căn nhà. Trong khi đó nguồn cung năm 2025 dự kiến chỉ khoảng 30.000 căn - cho thầy tiềm năng tăng giá còn rất lớn nếu xét đến yếu tố cung - cầu dài hạn. “Giai đoạn hiện nay được ví như “chia miếng bánh” – người tỉnh táo sẽ chọn được phần ngon nếu dựa trên dữ liệu và phân tích thực tế. Nhà đầu tư cần nhìn vào dòng tiền, mức độ hoàn thiện hạ tầng, dân cư và nhu cầu thực tế”, ông Trần Quang Trung nhấn mạnh.

Chính sách BĐS có hiệu lực từ tháng 4

Dưới đây là các chính sách BĐS có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Tháo gỡ vướng mắc một số dự án, đất đai theo kết luận thanh tra tại 3 địa phương

Nội dung đề cập tại Nghị quyết 170/2024/QH15 về Cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TPHCM, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Nghị quyết 170/2024/QH15 quy định cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TPHCM, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa được xác định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 170/2024/QH15 và 1.313 trường hợp vi phạm thời hạn sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết 170/2024/QH15.

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Nghị quyết 171/2024/QH15 quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (sau đây gọi là dự án thí điểm) trên phạm vi toàn quốc đối với các trường hợp sau đây:

- Dự án của tổ chức kinh doanh BĐS nhận quyền sử dụng đất.

- Dự án của tổ chức kinh doanh BĐS đang có quyền sử dụng đất.

- Dự án của tổ chức kinh doanh BĐS đang có quyền sử dụng đất và nhận quyền sử dụng đất.

Theo Baoquocte.vn

 

Nguồn: https://baoapbac.vn/kinh-te/202504/bat-dong-san-thi-truong-hung-phan-du-dia-tang-gia-chung-cu-van-con-canh-bao-sot-dat-ao-theo-thong-tin-sap-nhap-1038488/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm