Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Báo Đại biểu Nhân dânBáo Đại biểu Nhân dân24/04/2025

head-bai-1-61.jpg

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.


Làm mới tư duy, mở rộng phối hợp

Hà Nội sáng nay vẫn sương mù, vẫn dòng người hối hả. Nhưng có điều gì đó chùng lại khi nhìn thấy mặt hồ Tây, nơi từng là biểu tượng thanh bình, nay đang chịu áp lực từ ô nhiễm hữu cơ, từ bùn đáy tích tụ, từ nguồn nước xả chưa kiểm soát. Ở một vài sông hồ ở nội đô, dòng nước đã chuyển màu, cá đã ngừng nhảy, và những gợn sóng xưa kia đã thay bằng một mặt nước có phần nặng nề.

Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang “khát”. Không phải khát nước, mà "khát" một cơ chế phối hợp dữ liệu từ đầu nguồn đến cuối dòng; "khát" một hệ thống quan trắc có thể dự báo độ mặn theo từng giờ, từng vùng; "khát" những con người hiểu rằng, mỗi giọt nước, mỗi luồng gió, mỗi lớp đất phù sa đều cần được lắng nghe, được trân trọng.

Quan trắc môi trường là mắt, là tai, là giác quan của xã hội trước những biến động thiên nhiên. Nhưng nếu không được kết nối với hệ thống ra quyết định, thì đó chỉ là“một giác quan không có phản xạ”.

pctqh-le-minh-hoan1-250.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc làm việc với Bộ Nông nghiệp và Môi trường về kết quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, ngày 21.4.2025. Ảnh: Thanh Chi
Quan trắc môi trường là mắt, là tai, là giác quan của xã hội trước những biến động thiên nhiên. Nhưng nếu không được kết nối với hệ thống ra quyết định, thì đó chỉ là“một giác quan không có phản xạ”.

Thế mới hình dung được tầm quan trọng của môi trường như thế nào, và thấu hiểu sứ mạng của những người cả đời gắn bó với lĩnh vực môi trường, từ nhà quản lý đến chuyên gia kỹ thuật, đội ngũ kỹ sư môi trường. Để có một môi trường sống trong lành cho bao người quả là không dễ trong bối cảnh cả nước tập trung cho phát triển kinh tế. Càng nghĩ, càng khâm phục hơn về những người lặng lẽ đi giữa đời thường trong dòng người đang hối hả ngược xuôi. Những con người ấy không cầm súng, không khoác áo giáp, nhưng ngày đêm giữ cho đất không cằn, cho nước không đục, cho không khí không nghẹt thở.

Quan trắc môi trường là mắt, là tai, là giác quan của xã hội trước những biến động thiên nhiên. Nhưng nếu không được kết nối với hệ thống ra quyết định, thì đó chỉ làmột giác quan không có phản xạ”. Hoặc vì lý do nào đó không được phổ biến cho cộng đồng, thì đó chỉ là “một tiếng chuông ngân trong thinh lặng”. Và nếu không chạm đến trái tim người dân, thì đó chỉ là “một dữ liệu khô trong kho lưu trữ”.

Ảnh 1
Ảnh 1
Ảnh 2

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Đoàn giám sát tham quan các phòng thí nghiệm tại Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc - Hà Nội, ngày 21.4.2025. Ảnh: Thanh Chi

Đã đến lúc cần thay đổi cách tiếp cận. Đó là, từ“đo lường để báo cáo” sang “đo lường để dự đoán và chủ động phản ứng”. Đó là, từ dữ liệu cho chuyên gia” sang dữ liệu cho toàn xã hội cùng hành động”. Đó là, từ phản ứng khi có sự cố” sang phòng ngừa dựa trên mô hình AI và cảnh báo sớm”.

Và muốn vậy, quan trắc không thể thiếu sự kết nối đa ngành. Dữ liệu môi trường phải giao thoa với y tế để cảnh báo dịch bệnh từ ô nhiễm nước, không khí. Phải kết nối với giáo dục, để mỗi học sinh biết nhìn chỉ số chất lượng không khí như một kỹ năng sống. Phải liên thông với nông nghiệp, để nông dân biết điều chỉnh mùa vụ theo độ mặn, độ ẩm, nhiệt độ thực tế. Và đặc biệt, phải gắn với cộng đồng – nơi người dân là cảm biến sống, là tai mắt gần gũi nhất với thiên nhiên.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm

AI, cảm biến, dữ liệu lớn - tất cả đều là công cụ hỗ trợ công tác quan trắc môi trường chính xác hơn, rộng hơn, xa hơn. Nhưng công cụ không thay thế được năng lực, tâm huyết của con người - những cán bộ chuyên gia đang làm việc trong các cơ quan quản lý môi trường, trong các bộ phận thuộc Trung tâm quan trắc môi trường cả nước. Một hệ thống quan trắc hiện đại sẽ khó phát huy hết tác dụng nếu người vận hành chỉ xem đó là công việc. Nhưng nếu người vận hành hiểu rằng mình đang giúp bảo vệ cuộc sống của bao thế hệ, thì từng thao tác đo đạc, từng dòng dữ liệu trở thành hành động giàu ý nghĩa cho cuộc sống.

Cần ban hành khung pháp lý cho việc liên thông dữ liệu môi trường giữa các lĩnh vực, tạo điều kiện cho mô hình quản trị môi trường tổng hợp. Nghiên cứu thí điểm các khu vực Quan trắc cộng đồng”, nơi người dân được cung cấp thiết bị, ứng dụng đơn giản để cùng ghi nhận, phản ánh và giám sát. Nghiên cứu cơ chế chính sách đầu tư đào tạo đội ngũ kỹ sư dữ liệu môi trường” - những người có khả năng xử lý dữ liệu, mô hình hóa, và đưa ra khuyến nghị chính sách. Hướng tới xây dựng Bản đồ Môi trường Sống Quốc gia, tích hợp đa tầng dữ liệu - từ chất lượng không khí, nước, đất, tiếng ồn đến rủi ro thiên tai - phục vụ quản lý và giáo dục cộng đồng. Đây là chỉ dấu nâng cao hình ảnh địa phương như chỉ số hài lòng của người dân, hoặc như chỉ số hạnh phúc.

anh-minh-hoa-2.jpg
Hiện nay, đã có hệ thống tiếp nhận dữ liệu từ hàng trăm trạm quan trắc tự động trải khắp cả nước. Mỗi giây trôi qua, dữ liệu về không khí, nước, đất đang chảy về trung tâm xử lý. Nhưng để dữ liệu không chỉ là “sự thật kỹ thuật” mà còn trở thành “sự thật công khai, minh bạch và hữu ích với cộng đồng”, chúng ta cần những hạ tầng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn nữa.

Cần có cách tiếp cận mới, công nghệ không còn là “hậu phương”, mà phải là “tiền tuyến” trong quản lý môi trường. Chuyển từ quan trắc thủ công - phân tán, sang hệ thống giám sát thông minh, tích hợp và có khả năng ra quyết định. Hiện nay, đã có hệ thống tiếp nhận dữ liệu từ hàng trăm trạm quan trắc tự động trải khắp cả nước. Mỗi giây trôi qua, dữ liệu về không khí, nước, đất đang chảy về trung tâm xử lý. Nhưng để dữ liệu không chỉ là sự thật kỹ thuật” mà còn trở thành sự thật công khai, minh bạch và hữu ích với cộng đồng”, chúng ta cần những hạ tầng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn nữa.

Hệ thống tiếp nhận - phân tích - giám sát hiện đại cần đạt được những bước tiến. Việc công bố chỉ số chất lượng không khí (AQI) theo thời gian thực, không chỉ tại trung ương mà cả ở cấp huyện, xã, để giúp người dân điều chỉnh hành vi hằng ngày, như giờ tập thể dục, giờ đưa trẻ đi học.

Nghiên cứu tích hợp dự báo môi trường đa tầng, đa chiều, không chỉ là số liệu hiện tại, mà là mô hình dự báo chất lượng không khí, nước, độ mặn, độ phèn trong 48h - 72h tới, như cách dự báo thời tiết đang làm. Giám sát toàn diện hệ thống trạm quan trắc tự động, phát hiện trạm lỗi, trạm mất kết nối, can thiệp kịp thời, đảm bảo liên tục dữ liệu cho phân tích và cảnh báo. Ứng dụng AI để phát hiện bất thường từ dữ liệu thời gian thực khi chỉ số vượt ngưỡng, có dấu hiệu nhiễm độc, hay nguồn xả thải bất hợp lý, hệ thống cần đưa ra cảnh báo sớm, hỗ trợ quản lý từ xa.

Hệ thống phân tích độc chất, nhất là dioxin. Việc theo dõi và phân tích dioxin không chỉ là trách nhiệm khoa học, mà còn là trách nhiệm đạo đức với các vùng đất từng bị chiến tranh hủy hoại. Hạ tầng phân tích cần được hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới giám sát tại các điểm nóng để phục hồi sinh thái một bền vững. Quan trắc để đưa ra kết luận chính xác và những kết luận đó suy cho cùng hướng đến mục tiêu cuối cùng là một “Việt Nam xanh” trên bản đồ thế giới.

anh-minh-hoa-1.jpg
Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim.

Kết nối hệ thống - Truyền thông công khai - Thúc đẩy hành động. Một hệ thống tốt phải được kết nối liên ngành: từ Trung tâm về các địa phương, từ dữ liệu môi trường sang y tế, giáo dục, nông nghiệp. Nhưng quan trọng không kém là công bố rộng rãi cho cộng đồng, để mọi người dân có thể biết được AQI hôm nay ở địa phương là bao nhiêu? Độ mặn tại cửa sông tuần tới có tăng không? Vùng nào đang có cảnh báo ô nhiễm? Đó không chỉ là dữ liệu chuyên ngành, mà là thông tin sống còn của người dân.

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến. Khi nghệ thuật lắng nghe được kết hợp với sức mạnh của công nghệ, khi dữ liệu trở thành hành động, khi mỗi cán bộ quan trắc không chỉ nhìn vào máy đo, mà còn nhìn xa đến tương lai của con cháu mình, thì lúc đó, chúng ta đang làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Quan trắc môi trường cần phải đưa ra hành động cụ thể, dễ thực hiện. Không chỉ cảnh báo, mà cần nói rõ người dân nên làm gì: Hôm nay bụi mịn cao, bạn nên đeo khẩu trang y tế khi ra đường, đóng kín cửa sổ, bật máy lọc không khí nếu có”. Hay Khi nước có mùi lạ - không nên dùng để nấu ăn, báo ngay cho chính quyền địa phương”. Kết hợp công nghệ - ứng dụng số, xây dựng app cảnh báo thời gian thực, có biểu tượng dễ hiểu. Gửi cảnh báo bằng tin nhắn SMS, Zalo, Facebook Messenger theo vị trí địa lý. Truyền thông cộng đồng qua các hình thức sáng tạo: Kịch ngắn, đố vui, thi vẽ, radio học đường, bản tin loa phường.

chup-anh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc, Hà Nội, ngày 21.4.2025. Ảnh: Thanh Chi

Thăm Trung tâm Quan trắc miền Bắc được học thêm về những công nghệ mới trong quan trắc môi trường. Học thêm về tinh thần tận tuỵ, thầm lặng, góp phần giữ gìn môi trường sống trong lành cho một trăm triệu người dân Việt Nam. Học được phân biệt thế nào là các bon hữu cơ, thế nào là các bon đen. Câu chuyện có 2 loại các bon như trên không phải là khái niệm kỹ thuật mà rất hữu ích cho Đề án 1 triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Môi trường là một trong tam giác phát triển bền vững: Kinh tế - Môi trường - Xã hội. Môi trường cũng là một trong những tiêu chuẩn đo lường mức độ phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng, bên cạnh tiêu chuẩn về xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG).

Cuối cùng, nếu ai đó còn lấn cấn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hãy nhớ lời phát biểu của một chuyên gia: “Bạn hãy thử đếm tiền trong khi… nín thở thì sẽ biết!”. Và, mỗi người trong chúng ta cần biết rằng, một phần trái đất này từng được giữ gìn bởi những người rất âm thầm, đó là những cán bộ quan trắc môi trường.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/chuyen-doi-so-vi-moi-truong-doi-cach-nghi-lam-moi-truong-bang-trai-tim-post411254.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Về với đại ngàn
Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm