Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Công ty chứng khoán tăng cường phát hành trái...

Các công ty chứng khoán tại Việt Nam đang đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, với tổng giá trị phát hành đạt 5,8 nghìn tỷ đồng trong quý đầu năm 2025, tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm trước. Động thái này nhằm bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động như cho vay giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán, và mở rộng quy mô kinh doanh.

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông23/04/2025

Theo Báo cáo của Chứng khoán MBS, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 3 đã tích cực hơn so với tháng trước khi ghi nhận 8 đợt phát hành mới với tổng giá trị TPDN phát hành thành công trong tháng ước đạt gần 17.2 nghìn tỷ đồng – gấp hơn 7 lần so với tháng trước, và tăng 7.3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, 100% các đợt phát hành đều đến từ nhóm Ngân hàng (chiếm 68% tổng giá trị phát hành) và Chứng khoán, trong khi nhóm Bất động sản vẫn chưa ghi nhận đợt phát hành nào trong 3 tháng đầu năm nay.

Các đợt phát hành đáng chú ý trong tháng 3 bao gồm: HDB (5 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 84 – 96 tháng, lãi suất 7.38% - 7.58%), LPB (3 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 84 -120 tháng, lãi suất 7.58% - 7.88%), MBB (2.2 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 72 tháng, lãi suất 6.18%).

Việc các NHTM đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu được cho là để tăng quy mô vốn nhằm thực hiện đẩy mạnh hoạt động cho vay trong bối cảnh nhu cầu về vốn đang trên đà hồi phục nhanh. Theo số liệu của NHNN, tính đến hết quý 1, tăng trưởng tín dụng đạt 3.9% - gấp 2.5 lần so với mức 1.42% của cùng kỳ năm trước.

Công ty chứng khoán mạnh tay phát hành trái phiếu
Giá trị TPDN phát hành thành công theo tháng (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng). (Dữ liệu TPDN chốt vào ngày 15/4)

Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị TPDN phát hành đạt hơn 25.1 nghìn tỷ đồng, giảm 2.7% so với cùng kỳ. Lãi suất TPDN bình quân gia quyền trong 3 tháng đầu năm ước khoảng 7.2%, bằng mức trung bình của năm 2024. Đáng chú ý trong quý 1, hoạt động phát hành ra công chúng tăng trưởng mạnh khi ghi nhận 11 đợt phát hành mới với trị giá ước đạt khoảng hơn 23.1 nghìn tỷ đồng – tăng 116% so với cùng kỳ.

Ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với hơn 19.3 nghìn tỷ (+377% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng 77%, lãi suất bình quân gia quyền là 6.9%/năm, kỳ hạn bình quân 6.9 năm. Các NH phát hành giá trị lớn nhất từ đầu năm đến nay gồm có: HDB (5 nghìn tỷ đồng), Vietinbank (4 nghìn tỷ đồng), LPB (3 nghìn tỷ đồng).

Tổng giá trị phát hành của nhóm Chứng khoán đạt 5.8 nghìn tỷ đồng – gấp hơn 11 lần so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 23%. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu nhóm Chứng khoán ở mức 8.3%/năm, kỳ hạn bình quân là 1.9 năm. Các DN phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: CTCP Chứng khoán VPS (5 nghìn tỷ đồng), CTCP Chứng khoán Rồng Việt (500 tỷ đồng), và CTCP Chứng khoán DNSE (300 tỷ đồng).

Công ty chứng khoán mạnh tay phát hành trái phiếu
Giá trị TPDN phát hành thành công của các nhóm ngành trong lũy kế từ đầu năm (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)

Thị trường giao dịch sôi động là nguyên nhân chính để các công ty chứng khoán đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong giai đoạn này. Giá trị giao dịch trên toàn bộ 3 sàn trong tháng 3 vừa qua đạt 22.732 tỷ đồng trong tháng 3/2025. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 19.858 tỷ đồng, tăng 22,5% theo tháng.

Cá nhân và khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh giao dịch trong tháng 3/2025, với giá trị giao dịch bình quân phiên của cá nhân và khối ngoại cùng tăng gần 34% nhưng vị thế giao dịch đổi ngược nhau. Cụ thế, nước ngoài duy trì bán ròng tháng thứ 6 liên tiếp, với giá trị bán ròng lũy kế trong quý 1 là gần 24,3 nghìn tỷ đồng tương đương 33% quy mô bán ròng của cả năm 2024. Bên mua ròng đối ứng chủ yếu là cá nhân, với giá trị mua ròng lũy kế trong quý 1 đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, trong khi tổ chức trong nước "cân" phần còn lại hơn 6 nghìn tỷ. 

Theo thống kê, tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính vào khoảng 280.000 tỷ đồng (~11 tỷ USD), tăng 35.000 tỷ so với cuối năm 2024 trước đó và là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Việc tăng vốn sau hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu đã đẩy mạnh năng lực cho vay của các công ty chứng khoán, đặc biệt chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài khi áp dụng Non Pre-funding. 

Trong tháng 3, giá trị TPDN mua lại trước hạn ước tính khoảng gần 9.6 nghìn tỷ đồng, tăng 147% so với tháng trước, và giảm 2.3% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm Bất động sản chiếm 11.7%, và Ngân hàng chiếm 0.3%. Trong quý 1, khoảng hơn 27 nghìn tỷ đồng TPDN đã được mua lại trước hạn (+26.8% so với cùng kỳ), phần lớn nhờ giá trị TPDN mua lại của ngành bất động sản tăng 21.2% so với cùng kỳ. Trong tháng ghi nhận hai doanh nghiệp mới chậm trả thanh toán gốc lãi.

Về tình hình chậm trả, tháng 3 ghi nhận 2 doanh nghiệp mới công bố chậm trả thanh toán gốc lãi với giá trị khoảng 516 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 3, tổng giá trị TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 209.3 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% dư nợ TPDN của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành Bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 69% giá trị chậm trả.

Công ty chứng khoán mạnh tay phát hành trái phiếu

Dự báo triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2025, FiinGroup dự báo giá trị dư nợ sẽ tăng từ 15 - 20%. Nguyên nhân do trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng thương mại vẫn sẽ phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm tăng vốn cấp 2, phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời duy trì lãi suất huy động ổn định.

Điều này sẽ đặt ra những thách thức trong việc đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn, như tỷ lệ LDR (tổng dư nợ cho vay/tiền gửi) và việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Nhiều ngân hàng cũng đang có kế hoạch tăng vốn cấp 1 thông qua phát hành cổ phiếu, tuy nhiên, quá trình này sẽ cần thời gian và phụ thuộc vào tình hình thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, các quy định mới về phát hành trái phiếu riêng lẻ và chào bán đại chúng dự kiến sẽ được áp dụng trong nửa cuối năm 2025. Những thay đổi này sẽ nâng cao chất lượng trái phiếu và thu hút thêm nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là khi lãi suất tiết kiệm vẫn duy trì ở mức thấp.

Nhu cầu tái tài trợ và tái cấu trúc vốn sẽ gia tăng, đặc biệt từ các ngành thâm dụng vốn như bất động sản, năng lượng, xây dựng và vật liệu trong các quý tới. Các ngân hàng tiếp tục là những người mua chính trái phiếu doanh nghiệp, và với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao, sẽ thúc đẩy các ngân hàng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Nguồn: https://baodaknong.vn/cong-ty-chung-khoan-tang-cuong-phat-hanh-trai-phieu-250352.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào
Cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay giữa trời Nam rực nắng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm