Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cục trưởng Cục THADS TPHCM chia sẻ kinh nghiệm thi hành án vụ Trương Mỹ Lan

Ngày 14-5, tại Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế” do Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức, ông Nguyễn Văn Hòa, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) TPHCM, chia sẻ kinh nghiệm thi hành án trong vụ án bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đạt được hiệu quả cao.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng14/05/2025

Quang cảnh hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”
Quang cảnh hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, công tác thi hành án tại TPHCM chiếm khoảng 10–15% về số vụ việc, nhưng giá trị tài sản phải xử lý chiếm từ 35% đến 50% tổng giá trị toàn quốc. Trong 3 năm gần đây, Cơ quan THA TPHCM đã thu hồi được trên 50.000 tỷ đồng, chiếm 76-96% của cả nước.

z6599259277858_89c4bf3a27d99fc38b4f3e5cf30a7800.jpg
Ông Nguyễn Văn Hòa, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM phát biểu tại hội thảo

Cục THADS TPHCM đang phối hợp xử lý tài sản trước khi tuyên án theo tinh thần Nghị quyết 164/2024 về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Qua kinh nghiệm vụ án của bà Trương Mỹ Lan, Cục THADS TPHCM đã thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan C03 - Bộ Công an, Tòa án, Viện kiểm sát và các luật sư... để làm rõ tính chất tài sản, dòng tiền ngay từ giai đoạn điều tra, đạt hiệu quả cao.

"Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất xây dựng quy trình riêng cho xử lý tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng để tận dụng lợi thế trong từng giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Việc này nhằm đảm bảo hiệu quả thu hồi tài sản. Tuy nhiên, đây vẫn là nội dung cần trao đổi và hoàn thiện", ông Nguyễn Văn Hòa nêu ý kiến.

Theo Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cần có cơ chế xử lý tài sản đang hình thành dở dang hoặc chưa hoàn thiện về pháp lý; định giá tài sản theo giá thị trường. Ngoài ra, cần hoàn thiện quy định về thu thập thông tin khách quan, xác định thời điểm định giá và hướng dẫn cụ thể về định giá tài sản đặc thù, đảm bảo tính thống nhất và có lợi cho người phạm tội.

z6599434716471_9ec23bd59c2d1b7dc21b858dbe0c29fd.jpg
Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Ông Phan Trung Hoài phân tích, để thi hành án triệt để các tài sản trong các vụ án kinh tế mà chỉ sửa mỗi Luật THADS thì chưa đảm bảo. Nhưng trước mắt, ở các vụ án có tài sản bị kê biên, phong tỏa giá trị lớn, hồ sơ pháp lý phức tạp hay có dự án bất động sản còn vướng mắc thì cần thành lập Hội đồng xử lý tài sản thi hành án trong vụ án đó. Việc này cần luật hóa trong Luật THADS sửa đổi này, nhằm xử lý minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đương sự và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/cuc-truong-cuc-thads-tphcm-chia-se-kinh-nghiem-thi-hanh-an-vu-truong-my-lan-post795142.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm