Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo nghị quyết về việc đề nghị thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Đa số đại biểu thống nhất cao với nội dung dự thảo, cho rằng việc sắp xếp là yêu cầu khách quan, cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển và định hướng cải cách bộ máy hành chính hiện nay.
.jpg)
Riêng đối với đơn vị hành chính cấp xã, theo đại biểu, việc chia tách trước đây tuy giúp quản lý gần dân hơn, nhưng hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập như phân tán nguồn lực, bộ máy cồng kềnh, trùng lặp chức năng, gây lãng phí ngân sách.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhiều chức năng quản lý trung gian đã được số hóa, việc tinh gọn tổ chức, giảm đầu mối là xu hướng tất yếu.

Theo tờ trình, trước khi sắp xếp, toàn tỉnh có 71 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (gồm 6 phường, 5 thị trấn và 60 xã). Sau sắp xếp, toàn tỉnh còn 28 đơn vị hành chính cấp xã, phường (3 phường, 25 xã), giảm 43 đơn vị.
Dự thảo cũng nêu rõ phương án tổ chức bộ máy sau sắp xếp gồm chính quyền địa phương, các cơ quan của HĐND, UBND và 4 phòng chuyên môn: Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa - Xã hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công. Tổng biên chế của mỗi đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp là 32 người.

Ngoài ra, tờ trình cũng đưa ra phương án, lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách hiện hành và áp dụng chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới hình thành.
Để dự thảo bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định và sát thực tế, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, chỉnh sửa một số nội dung như: tên xã sau sáp nhập, tên gọi dự thảo nghị quyết, câu chữ tại một số mục nội dung... nhằm hoàn thiện dự thảo trước khi trình kỳ họp HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
Nguồn: https://baodaknong.vn/dak-nong-tham-tra-nghi-quyet-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-250467.html
Bình luận (0)