Khảo sát mô hình xử lý khói than thiêu kết tại xã Phong Nẫm (huyện Giồng Trôm).
Kế hoạch đề ra hai mục tiêu chung là phát triển công nghiệp sinh học bền vững, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống và bảo vệ hệ sinh thái. Mục tiêu cụ thể là ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các chế phẩm xử lý chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế và sinh hoạt, ưu tiên công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải.
Thực hiện kế hoạch này tỉnh tập trung vào 4 nhóm giải pháp. Cụ thể, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải; kêu gọi đầu tư vào dây chuyền sản xuất sản phẩm sinh học. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia sản xuất và thương mại hóa sản phẩm. Liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu để đào tạo chuyên gia công nghệ sinh học. Phổ biến kiến thức, thành tựu mới về công nghiệp sinh học tới cộng đồng.
UBND tỉnh giao các ngành liên quan như: Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng kế hoạch chi tiết, huy động nguồn lực và giám sát tiến độ. Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân được khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải.
Dự kiến hàng năm, các đơn vị sẽ báo cáo kết quả triển khai trước ngày 30-11 để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra. Kế hoạch này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, hướng tới một tương lai bền vững.
Tin, ảnh: Phan Hân
Nguồn: https://baodongkhoi.vn/day-manh-phat-trien-cong-nghiep-sinh-hoc-bao-ve-moi-truong-den-nam-2030-31032025-a144483.html
Bình luận (0)