Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

(PLVN) - Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam29/03/2025

Cách đây 20 năm, khi bắt đầu có nghị quyết “tam nông”, trên các cánh đồng ở các địa phương sản xuất nông nghiệp đã diễn ra cuộc “cách mạng” dồn điền đổi thửa, chuyển sản xuất nông nghiệp từ manh mún sang sản xuất lớn, hàng hóa. Nghị quyết số 26-NQ/TW (khóa X) và hiện nay là Nghị quyết số 19-NQ/TW (khóa XIII) đã và đang mang lại những kết quả to lớn.

Khái niệm kinh tế nông nghiệp xuất hiện thay cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, người nông dân trong cả nước đều biết phát huy lợi thế tự nhiên, xây dựng chuỗi liên kết giá trị giữa nông dân, doanh nghiệp, thị trường để đứng vững trước những bấp bênh, rủi ro từ thời tiết, thị trường…

Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp đóng góp lớn, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam đang phấn đấu trong những năm tới mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 100 tỷ USD.

Cuối năm 2024, khi chủ trì cuộc đối thoại với nông dân với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu, nhiều vấn đề đang được đặt ra. Ví dụ, từ đầu năm 2025, nông sản Việt Nam gặp khó khăn hơn khi xuất khẩu vào một số nước và khu vực trên thế giới, vì các quy định mới về an toàn thực phẩm giảm mức dư lượng tối đa. Trong danh mục các sản phẩm chịu ảnh hưởng có nhiều mặt hàng nông sản quan trọng như cà phê, hồ tiêu, gạo, sầu riêng, chuối, xoài và các loại rau như hành, tỏi, ớt. Trước tình hình đó, chúng ta phải sửa đổi quy định về công bố chất lượng hợp quy sản phẩm hàng hóa theo nguyên tắc hậu kiểm; cắt giảm thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu nông sản; và hài hòa hóa, thừa nhận quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.

Để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, phải xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp; đồng thời phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác cùng phát triển. Phát triển hệ sinh thái này thì có rất nhiều việc phải làm như tích tụ đất đai; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động; xây dựng quy hoạch theo hướng sản xuất lớn, hàng hóa, cơ chế, chính sách, phát triển hạ tầng… Đặc biệt, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cũng là những vấn đề nông nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm.

Nguồn: https://baophapluat.vn/de-nen-nong-nghiep-phat-trien-ben-vung-post543845.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm