Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Điều kiện để Mỹ điều chỉnh chính sách thuế đối ứng

Trước sắc lệnh thuế đối ứng của Mỹ, việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu để giảm thiểu ảnh hưởng và tìm giải pháp đàm phán với Mỹ là vấn đề nhiều nước thực hiện

Báo Công thươngBáo Công thương04/04/2025


Rạng sáng ngày 3/4/2025 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, ảnh hưởng đến 180 nền kinh tế.

Từ ngày 5/4/2025, Mỹ sẽ áp thuế cơ bản 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Từ ngày 9/4/2025, Mỹ sẽ áp thuế cao hơn với hơn 60 quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ, trong đó Việt Nam sẽ chịu mức thuế 46%, gây tác động đáng kể đến Việt Nam. Đáp lại, Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu để giảm thiểu ảnh hưởng và tìm kiếm giải pháp đàm phán với Mỹ.

Việt Nam đối mặt thuế đối ứng chưa từng có

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn sang Mỹ, thuế đối ứng của Mỹ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số thông tin cụ thể về chính sách thuế đối ứng của Mỹ:

Chính sách thuế đối ứng của Mỹ (Điều 2)

Áp thuế bổ sung đối với hầu hết hàng nhập khẩu:

Mức thuế ban đầu: Áp dụng thuế bổ sung 10% theo giá trị hàng hóa.

Mức thuế chính thức: Áp dụng cho các quốc gia được liệt kê trong Phụ lục I.

Lộ trình áp dụng thuế đối ứng của Mỹ (Điều 3)

Thời gian có hiệu lực:

Từ ngày 5/4/2025: Áp dụng thuế bổ sung với tất cả hàng hóa (trừ hàng đang quá cảnh trước thời điểm này).

Từ ngày 9/4/2025: Áp dụng mức thuế chính thức đối với các quốc gia theo chi tiết trong Phụ lục I.

Phạm vi áp dụng và thực thi thuế đối ứng của Mỹ (Điều 3)

a. Hàng hóa chịu thuế đối ứng:

Hầu hết các loại hàng hóa.

b. Hàng hóa được miễn thuế đối ứng:

(i) Hàng hóa liên quan đến an ninh quốc gia hoặc viện trợ nhân đạo theo điều khoản 50 U.S.C. 1702(b).

(ii) Thép, nhôm và sản phẩm liên quan đã bị áp thuế theo Điều 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại 1962, cụ thể trong các tuyên bố:

9704 (8/3/2018): Điều chỉnh nhập khẩu nhôm vào Mỹ.

9705 (8/3/2018): Điều chỉnh nhập khẩu thép vào Mỹ.

9980 (24/1/2020): Điều chỉnh nhập khẩu sản phẩm từ thép và nhôm.

10895 (10/2/2025): Điều chỉnh nhập khẩu nhôm vào Mỹ.

10896 (10/2/2025): Điều chỉnh nhập khẩu thép vào Mỹ.

(iii) Ô tô và linh kiện ô tô bị áp thuế bổ sung theo Điều 232, quy định trong Tuyên bố 10908 (26/3/2025).

(iv) Một số mặt hàng trong Phụ lục II, bao gồm đồng, dược phẩm, chất bán dẫn, gỗ, khoáng sản chiến lược, năng lượng và sản phẩm năng lượng.

(v) Hàng hóa từ đối tác thương mại thuộc Cột 2 trong Biểu thuế hài hòa Mỹ (HTSUS).

(vi) Hàng có thể bị áp thuế theo các biện pháp trong tương lai theo Điều 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại 1962.

Các sản phẩm thuộc USMCA (Mỹ - Mexico - Canada) và các sản phẩm trong Phụ lục II (đồng, dược phẩm, chất bán dẫn, gỗ, khoáng sản thiết yếu không có sẵn ở Mỹ, năng lượng và sản phẩm năng lượng) được miễn trừ khỏi thuế đối ứng.

c. Mức thuế áp dụng với Mexico và Canada:

Hàng đủ điều kiện xuất xứ USMCA: Tiếp tục được hưởng ưu đãi, không chịu thuế bổ sung.

Hàng không đủ điều kiện xuất xứ USMCA:

Bị áp thuế 25% (riêng với năng lượng, kali từ Canada: 10%).

Nếu lệnh trừng phạt trước đó được dỡ bỏ: áp thuế 12%.

d. Các lưu ý khác về chính sách thuế đối ứng của Mỹ:

Thuế chỉ áp dụng trên giá trị không phải của Mỹ, với điều kiện ít nhất 20% giá trị hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ.

Miễn thuế đối với hàng hóa giá trị thấp (de minimis) tạm thời có hiệu lực đến khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ thông báo hệ thống thu thuế đã sẵn sàng.

Thuế đối với hàng hóa Trung Quốc cũng áp dụng với Hồng Kông (Trung Quốc) và Ma Cao (Trung Quốc) để ngăn chặn việc né thuế qua các khu vực này.

Điều kiện để Mỹ điều chỉnh chính sách thuế đối ứng (Điều 4)

Mỹ tăng thuế nếu:

Quốc gia bị áp thuế trả đũa bằng thuế hoặc biện pháp khác.

Ngành sản xuất trong nước của Mỹ tiếp tục suy giảm.

Mỹ giảm thuế nếu:

Quốc gia bị áp thuế có biện pháp khắc phục, ký thỏa thuận thương mại đối ứng và có điều chỉnh phù hợp với Mỹ.

Việt Nam điều chỉnh thuế nhập khẩu - xuất khẩu

Chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh thuế đối ứng, Việt Nam đã ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP, điều chỉnh thuế nhập khẩu - xuất khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng, có hiệu lực từ ngày 31/3/2025.

Theo nghị định này, thuế suất của một số mặt hàng quan trọng được điều chỉnh giảm, bao gồm ô tô, gỗ, ethanol, thực phẩm và nông sản.

Trước đó, ngày 10/3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg, yêu cầu Bộ Tài chính nhanh chóng điều chỉnh thuế suất cho một số nhóm hàng để đảm bảo hài hòa, hợp lý, đối phó với diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu.

Hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược nhằm xây dựng một nền kinh tế hiện đại, bền vững và có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế.

Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh các chuỗi cung ứng toàn cầu đang biến động mạnh, đặc biệt là với sự gia tăng đầu tư công nghệ cao vào Việt Nam – từ điện tử, máy tính đến bán dẫn thì yêu cầu về một khung pháp lý kiểm soát thương mại chiến lược trở nên cấp bách. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để các đối tác lớn yên tâm khi mở rộng hợp tác chuyển giao công nghệ, đầu tư quy mô lớn, và thực hiện các thỏa thuận thương mại mang tính chất dài hạn.

Dự thảo Nghị định là một văn bản có tính bước ngoặt, nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại liên quan đến hàng hóa lưỡng dụng, công nghệ nhạy cảm và các sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh – quốc phòng. Không chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia, dự thảo Nghị định còn là cam kết nội địa hóa các quy tắc thương mại công bằng, minh bạch mà Việt Nam đã ký trong các hiệp định quốc tế.

Cũng theo Bộ Công Thương, việc khẩn trương ban hành Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế hiện đại, bền vững và có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế.

Việc công bố rộng rãi dự thảo là minh chứng cho sự công khai, minh bạch và cam kết tham vấn cộng đồng, doanh nghiệp và người dân. Điều đáng chú ý, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia đang phát triển xây dựng khung pháp lý kiểm soát thương mại chiến lược ở cấp nghị định – tương đương với hành lang pháp lý của nhiều nền kinh tế tiên tiến.

Việc chủ động điều chỉnh thể chế cũng là thông điệp khẳng định rằng Việt Nam không chạy theo sức ép từ bất kỳ quốc gia nào, mà hành động vì sự ổn định lâu dài của hệ sinh thái thương mại toàn cầu, với vị thế là một nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ trong top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Các động thái khẩn trương từ phía Việt Nam được kỳ vọng sẽ tác động đến chính quyền Tổng thống Donald Trump, thúc đẩy Mỹ xem xét lại mức thuế đối ứng 46%.

Kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai một loạt biện pháp thuế quan mạnh mẽ, đánh dấu sự quay trở lại của các chính sách thương mại cứng rắn trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Trong suốt tháng 2, Tổng thống Donald Trump đã công bố một loạt mức thuế leo thang nhắm vào các đối tác thương mại quan trọng của Mỹ, bao gồm Canada, Mexico và Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn áp thuế toàn diện đối với nhập khẩu thép và nhôm, đồng thời đưa ra kế hoạch thuế đối ứng trên phạm vi toàn cầu. Những biện pháp này phản ánh nỗ lực rộng lớn của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và giải quyết những gì họ cho là các hoạt động thương mại không công bằng.

Việt Nam là một trong những nhà cung cấp hàng hóa lớn cho Mỹ, các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với báo chí, cho biết: Trong thời gian vừa qua, Chính phủ và các Bộ, ngành đã xử lý hàng loạt các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã ban hành Nghị định hạ thuế MFN (thuế nhập khẩu ưu đãi các nước trong WTO), trong đó 13 nhóm hàng có lợi thế của Hoa Kỳ được hưởng lợi. Ngoài ra, có rất nhiều dự án của Hoa Kỳ tại Việt Nam được quan tâm, giải quyết và tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%.

Bộ Công Thương cho rằng, giữa hai bên còn không gian để trao đổi, đàm phán, để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.

Sáng 3/4, ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Chúng tôi đang thu xếp một cuộc điện đàm giữa hai Bộ trưởng cũng như ở cấp kỹ thuật với các đồng nghiệp tại Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) trong thời gian sớm nhất.

Chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh thuế đối ứng, Việt Nam đã ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP, điều chỉnh thuế nhập khẩu - xuất khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng, có hiệu lực từ ngày 31/3/2025. Theo nghị định này, thuế suất của một số mặt hàng quan trọng được điều chỉnh giảm, bao gồm ô tô, gỗ, ethanol, thực phẩm và nông sản.

Minh Hiền

Theo Vietnam-Briefing, Unicustomsconsulting và Reallogistics

Nguồn: https://congthuong.vn/dieu-kien-de-my-dieu-chinh-chinh-sach-thue-doi-ung-381487.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Địa đạo: Phim chiến tranh Việt Nam tầm cỡ quốc tế
Những làng quê đáng sống
Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm