Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hội Khảo cổ học Việt Nam: Chú trọng bảo vệ di tích, di sản khảo cổ và đào tạo nguồn nhân lực

NDO - Tư vấn đào tạo nguồn nhân lực khảo cổ học, tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa sửa đổi nhằm góp phần bảo vệ di tích, di sản khảo cổ học cả nước… là những nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới mà Hội Khảo cổ học Việt Nam sẽ thực hiện.

Báo Nhân dânBáo Nhân dân02/04/2025

Tại Đại hội nhiệm kỳ 4 (2025-2030) của Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhìn lại nhiệm kỳ III (2019-2024), Hội Khảo cổ học Việt Nam đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây nên, tập trung phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản được đề ra của Đại hội III.

Một số kết quả tiêu biểu có thể kể đến như hoàn thành Lịch sử Việt Nam tập I và tập II, các mục từ Bách Khoa thư Việt Nam, liên danh các cơ quan xây dựng Hồ sơ Di sản Thế giới Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm -Côn Sơn, Kiếp Bạc, hiện đã nộp hồ sơ trình để UNESCO xem xét công nhận là Di sản Thế giới trong năm 2025. Để xây dựng được bộ hồ sơ này, Hội đã tiến hành điều tra nghiên cứu 62 di tích trong khu di sản, phát hiện nhiều di tích mới, di vật mới có giá trị cao.

Các hội viên cả nước đã tham gia khai quật nghiên cứu và bảo tồn hàng trăm di tích khảo cổ học, tham gia giám định và xác định hàng trăm di vật khảo cổ đạt tầm cỡ Bảo vật quốc gia, tham gia viết bài góp phần đánh giá giá trị của các di tích, di vật, đặc biệt là các bài viết góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo qua tài liệu khảo cổ học

Hội cũng đặc biệt chú ý viết bài, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia nhiều ý kiến từ góc độ khảo cổ học đóng góp vào việc xây dựng Luật Di sản Văn hóa sửa đổi năm 2024.

Hội cũng đã bầu Chủ tịch trong nhiệm kỳ tới là PGS.TS. Tống Trung Tín. Các Phó Chủ tịch bao gồm PGS.TS Bùi Văn Liêm (kiêm Tổng Thư ký), PGS.TS. Bùi Chí Hoàng, TS. Phan Thanh Hải, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Nguyễn Văn Đoàn, TS. Hà Văn Cẩn, TS. Nguyễn Khánh Trung Kiên, PGS.TS. Đặng Hồng Sơn.

Trong nhiệm kỳ tới, Hội Khảo cổ học Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng quy chế hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn thường xuyên các di tích Khảo cổ tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác tư vấn nghiên cứu và bảo tồn di tích, di vật khảo cổ, tích cực tham gia tư vấn xây dựng các hồ sơ Di sản thế giới Con Moong, Văn hóa Hòa Bình, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Óc Eo...

Ngoài ra, Hội cũng xác định thực hiện tốt việc tuyên truyền giá trị của di sản khảo cổ học và trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn di tích khảo cổ học theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2024.

Nguồn: https://nhandan.vn/hoi-khao-co-hoc-viet-nam-chu-trong-bao-ve-di-tich-di-san-khao-co-va-dao-tao-nguon-nhan-luc-post869516.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm