Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Doanh nghiệp than phiền về chênh lệch tỷ giá USD tại ngân...

Tỷ giá biến động mạnh gần đây đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp, bao gồm cả những doanh nghiệp nhập khẩu.

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông31/03/2025

Thiệt hại do chênh lệch giá mua - bán USD

Trong tuần này, giá USD trên thị trường tự do lại tiếp tục tăng mạnh, tiệm cận mức 26.000 VND/USD, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh giá bán tham khảo lên trên 26.000 VND/USD từ cuối tuần trước.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc NHNN chấp nhận tỷ giá cao hơn là hợp lý trong bối cảnh cần duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự biến động của tỷ giá cũng khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nhập khẩu, không khỏi lo ngại.

Chia sẻ với báo chí, giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản cho biết, dù dự báo tỷ giá năm nay không biến động nhiều so với năm ngoái, công ty vẫn quyết định giữ lại một phần USD để giảm rủi ro. Công ty này có hoạt động cả xuất khẩu và nhập khẩu nông sản, nhưng doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn. Trước đây, mỗi khi thu về USD, công ty thường bán hết cho ngân hàng để lấy VND phục vụ hoạt động kinh doanh.

“Tuy nhiên, khi cần USD để thanh toán đơn hàng nhập khẩu, chúng tôi lại phải mua vào với giá cao. Vì vậy, vài năm gần đây, công ty chủ động giữ lại một phần USD để thanh toán nhằm tránh tình trạng bị mua vào giá thấp nhưng bán ra giá cao, gây thiệt hại đáng kể,” vị lãnh đạo này chia sẻ.

Tại các buổi đối thoại với ngành ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị các ngân hàng thương mại thu hẹp chênh lệch giữa giá mua và giá bán ngoại tệ, giúp giảm bớt chi phí tài chính.

Ông Ngô Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang, đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang, nhấn mạnh rằng với doanh số xuất khẩu đạt 50 triệu USD/năm, biến động tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Do đó, ông đề xuất NHNN duy trì sự ổn định của tỷ giá và khuyến nghị các ngân hàng thương mại giảm biên độ chênh lệch mua – bán ngoại tệ.

Về phía ngân hàng, ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, khẳng định giá bán USD của Vietcombank phụ thuộc vào mức giá mua vào. Trong thời gian tới, ngân hàng này sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội mua USD với giá thấp để có thể bán ra với mức giá cạnh tranh hơn.

“Chúng tôi cũng đang triển khai nền tảng giao dịch ngoại tệ trực tuyến dành cho khách hàng doanh nghiệp. Thông qua nền tảng này, các doanh nghiệp có thể trực tiếp kết nối với nhau trong hoạt động mua – bán ngoại tệ, từ đó thu hẹp mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán,” ông Cường cho biết.

Về phía NHNN, cơ quan này khẳng định với nguồn lực hiện có, bao gồm dự trữ ngoại hối, thặng dư thương mại, kiều hối và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài, tỷ giá năm nay sẽ được duy trì ổn định. Do đó, NHNN khuyến cáo người dân và doanh nghiệp không nên tích trữ ngoại tệ dưới dạng tiền mặt hoặc trong tài khoản.

Doanh nghiệp than phiền về chênh lệch tỷ giá USD tại ngân hàng
Tỷ giá biến động mạnh gần đây đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp, bao gồm cả những doanh nghiệp nhập khẩu.

Doanh nghiệp nhập khẩu và vay ngoại tệ đối mặt với nhiều áp lực

Từ đầu năm đến nay, đồng USD đã giảm 4,9% trên thị trường quốc tế, nhưng giá bán ra trong nước vẫn tăng hơn 0,8%. Trong năm 2024, tỷ giá trung tâm chỉ tăng 487 VND, nhưng chỉ trong chưa đầy 3 tháng đầu năm nay, mức tăng đã đạt 516 VND.

Theo dự báo mới nhất, ông Tim Leelahaphan – chuyên gia kinh tế cấp cao của Standard Chartered phụ trách Thái Lan và Việt Nam – đã nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 VND/USD (so với mức dự báo trước đó là 25.450 VND/USD). Cuối năm 2025, tỷ giá dự kiến giảm nhẹ còn 25.700 VND/USD, cao hơn mức 25.000 VND/USD trong dự báo trước đó.

Dù dự báo tỷ giá có sự điều chỉnh tăng so với đầu năm, nhưng mức tăng này vẫn khá nhẹ so với năm trước. TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, nhận định tỷ giá năm nay có thể tăng 3-4%, thấp hơn so với mức điều chỉnh gần 5% của năm ngoái. Việt Nam vẫn duy trì đồng nội tệ ổn định hơn nhiều quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, dù biến động tỷ giá không lớn, nhưng tác động đến doanh nghiệp vẫn đáng kể. Ông Vũ Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Hà Lan, cho biết ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi mỗi năm phải nhập khẩu hàng tỷ USD nguyên liệu. Nếu tỷ giá tăng 3%, các doanh nghiệp lớn có thể phải chi thêm hàng tỷ đồng để mua nguyên liệu đầu vào.

Các doanh nghiệp vay nợ bằng USD cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Báo cáo tài chính của Vietnam Airlines cho thấy khoản lỗ do tỷ giá trong năm 2024 lên tới gần 1.500 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với năm trước. Tương tự, Novaland cũng chứng kiến mức lỗ do tỷ giá tăng gần gấp đôi so với năm trước đó.

Trong bối cảnh tỷ giá khó có thể giảm để hỗ trợ lãi suất, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp nên chủ động sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro từ biến động tỷ giá.

Nguồn: https://baodaknong.vn/doanh-nghiep-than-phien-ve-chenh-lech-ty-gia-usd-tai-ngan-hang-247798.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm