Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Gần 300 nhà khoa học quốc tế chia sẻ về ứng dụng công nghệ mới trong công trình xanh tại Đà Nẵng

ĐNO - Ngày 25/7, gần 300 nhà khoa học, nghiên cứu tham dự hội thảo quốc tế “Ứng dụng công nghệ mới trong công trình xanh” lần thứ 10 - ATiGB 2025 do Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng tổ chức. Tại đây, các nhà khoa học, nghiên cứu chia sẻ, cung cấp giải pháp khoa học, công nghệ mới phục vụ chiến lược phát triển xanh, bền vững.

Báo Đà NẵngBáo Đà Nẵng25/07/2025

spkt.jpg
Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu về công nghệ mới trong công trình xanh tại hội thảo. Ảnh: NGỌC HÀ

Theo ban tổ chức, AtiGB ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, nghiên cứu, năm nay có 269 bài báo của 800 tác giả, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế gửi tham gia hội thảo. Sau quá trình chọn lọc, có 206 bài báo được chấp nhận, gồm 172 bài đăng trên IEEE Xplore và 34 bài đăng trên Kỷ yếu hội nghị quốc gia có ISBN.

Điểm mới của hội thảo là các nhà nghiên cứu bắt kịp xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, tập trung chủ yếu vào chủ đề công nghệ thông tin, chuyển đổi số (81 bài báo), bên cạnh đó là các lĩnh vực mũi nhọn khác như điều khiển tự động, thiết kế IC, bán dẫn; năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng; vật liệu, công nghệ sinh học và môi trường; kỹ thuật cơ khí và sản xuất, cơ học ứng dụng; kỹ thuật xây dựng, giao, hạ tầng; kiến trúc, quy hoạch đô thị; kỹ thuật ô tô, xe điện.

spkt2.jpg
Các nhà khoa học, chuyên gia chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, sinh viên nhà trường. Ảnh: NGỌC HÀ

Hội thảo gồm một phiên toàn thể với 3 nghiên cứu chất lượng, có tính ứng dụng cao: “Phát triển các mô hình đa vật lý dự đoán cho vật liệu kiến trúc và siêu vật liệu” của GS. Jean-François Ganghoffer (Đại học Lorraine, Pháp); “Ứng dụng của AIoT trong ngành năng lượng xanh” của GS. Yo-Ping Huang (Đài Loan - Trung Quốc); “Học máy cho năng lượng tái tạo: Cải thiện dự báo tức thời bức xạ mặt trời” của PGS. TS. Emanuele Giovanni Carlo Ogliari (Trường Bách khoa Milano, Ý) cùng nhiều báo cáo dày công nghiên cứu tại 9 tiểu ban chuyên môn.

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Lê Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật nhấn mạnh: “Việt Nam cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050. Mục tiêu quốc gia này càng khiến việc nghiên cứu về công nghệ xây dựng bền vững trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các hội nghị như ATiGB tạo điều kiện cho việc trao đổi kiến thức và hợp tác nghiên cứu giữa giới học thuật và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc liên quan đến hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng sạch và các thành phố bền vững; tìm kiếm các giải pháp công nghệ xanh trong xây dựng công trình, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam”.

Nguồn: https://baodanang.vn/gan-300-nha-khoa-hoc-quoc-te-chia-se-ve-ung-dung-cong-nghe-moi-trong-cong-trinh-xanh-tai-da-nang-3297872.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện
Hà Nội lạ thường trước giờ bão Wipha đổ bộ

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm