Những mức thuế này được cho là dựa trên tính toán của Đại diện Thương mại Mỹ về "thuế quan áp dụng đối với hàng hóa Mỹ". Tuy nhiên, nhà kinh tế học Paul Krugman chỉ ra rằng chúng không phản ánh mức thuế thực tế mà các nước áp đặt.
Phương pháp tính toán của Nhà Trắng dường như lấy thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với một quốc gia, chia cho tổng lượng hàng nhập khẩu từ nước đó, rồi cắt giảm một nửa để đưa ra mức thuế "có đi có lại".
Ví dụ, Mỹ nhập khẩu 8,4 tỷ USD hàng hóa từ Bangladesh vào năm 2024, với thâm hụt thương mại 6,2 tỷ USD. Chia 6,2 cho 8,4 được 0,738 – gần với mức 74% thuế quan mà Nhà Trắng công bố, bao gồm cả "thao túng tiền tệ và rào cản thương mại".
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong sự kiện "Làm nước Mỹ giàu có trở lại" tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng vào ngày 2/4. Ảnh: Nhà Trắng
Cách tiếp cận này đặt ra nhiều câu hỏi. Liệu Mỹ có đang ám chỉ rằng mọi thâm hụt thương mại đều xuất phát từ gian lận hoặc thao túng tiền tệ?
Cách tính này đặt ra nhiều câu hỏi. Phải chăng Mỹ đang cho rằng mọi thâm hụt thương mại đều do gian lận hoặc thao túng tiền tệ? Một quan chức Nhà Trắng cho biết thuế quan được tính dựa trên nguyên tắc "Tổng thống rất khoan dung và muốn đối xử tử tế với thế giới".
Một quan chức khác thì khẳng định đây là cách "công bằng nhất trên thế giới" vì nó phản ánh toàn bộ hoạt động thương mại và gian lận.
Thị trường tài chính không đón nhận tin này một cách tích cực. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 2,7% vào lúc 10 giờ tối ở New York, trong khi Nasdaq mất 3,4%.
Hiện chưa rõ những mức thuế này sẽ kéo dài bao lâu, đặc biệt khi có tranh cãi về cơ sở pháp lý. Nhà Trắng đã viện dẫn mọi điều khoản có thể, từ Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế đến Đạo luật Thương mại năm 1974.
Theo Phòng thí nghiệm Ngân sách tại Yale, mức thuế mới đã nâng tỷ lệ thuế quan hiệu quả của Mỹ thêm 11,5 điểm phần trăm lên 22,5% – mức cao nhất kể từ năm 1909.
Ngọc Ánh (theo FT, WH, Fox News)
Nguồn: https://www.congluan.vn/giai-ma-khai-niem-thue-quan-qua-lai-cua-my-post341263.html
Bình luận (0)