Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giáo dục Thanh Hóa vững vàng sau sáp nhập

GD&TĐ - Trong bối cảnh thực hiện cải cách hành chính, ngành Giáo dục Thanh Hóa đã, đang chủ động thích ứng, ổn định quy mô, phát triển bền vững.

Báo Giáo dục và Thời đạiBáo Giáo dục và Thời đại13/07/2025

Giữ vững quy mô trường lớp, đáp ứng tốt nhu cầu học tập

Sau quá trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính theo chủ trương của Trung ương, nhiều địa phương đã, đang nỗ lực thích ứng để ổn định bộ máy và dịch vụ công, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Tại Thanh Hóa, ngành Giáo dục không những duy trì ổn định quy mô mạng lưới trường lớp mà còn từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển toàn diện.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, kết thúc năm học 2024–2025, hệ thống giáo dục của tỉnh Thanh Hóa hiện có 2.001 trường học, không tính trường nghề; tổng số lớp học từ bậc mầm non đến cấp THPT là 29.158 lớp, với gần 1 triệu học và trẻ mầm non.

Dù trải qua quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, nhưng mạng lưới trường lớp của tỉnh vẫn được giữ vững và tổ chức hợp lý, phù hợp với đặc thù địa phương.

Ở bậc mầm non, toàn tỉnh có 678 trường (631 công lập, 47 ngoài công lập), với 8.781 lớp học, phục vụ hơn 215.000 trẻ em. Hệ thống giáo dục mầm non phát triển đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ ngày càng cao, đặc biệt tại khu vực đô thị và vùng sâu, vùng xa.

e6395ffc807639286067-2012-58.jpg
Cô và trò Trường Tiểu học Minh Khai 1, phường Hạc Thành, Thanh Hóa.

Cấp tiểu học và trường liên cấp tiểu học – THCS có 588 trường (583 công lập, 5 tư thục), gồm 10.985 lớp học, với hơn 350.600 học sinh. Trong đó, có 74 trường liên cấp (71 công lập, 3 ngoài công lập), góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảng dạy liên thông giữa các cấp học.

Ở cấp THCS, tỉnh Thanh Hóa hiện có 607 trường công lập, với 6.703 lớp học và hơn 257.900 học sinh. Cấp THPT có 105 trường (89 công lập, 16 tư thục), với 2.629 lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập cho 108.862 học sinh.

Ngoài ra, hệ thống giáo dục thường xuyên và dạy nghề có 23 Trung tâm GDNN–GDTX và các trường trung cấp nghề công lập, góp phần mở rộng cơ hội học tập suốt đời và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau THCS.

Ông Tạ Hồng Lựu - Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Thanh Hóa thông tin: “Việc duy trì ổn định số lượng trường lớp, học sinh trong bối cảnh tinh giản tổ chức bộ máy là một thành công lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chủ động, linh hoạt của ngành giáo dục. Hệ thống trường lớp được phân bổ đồng đều, không để xảy ra tình trạng quá tải hay thiếu hụt chỗ học, đảm bảo quyền học tập của học sinh trên toàn địa bàn”.

Bảo đảm chất lượng đội ngũ trong bối cảnh thiếu giáo viên

Một trong những yếu tố then chốt đảm bảo chất lượng giáo dục chính là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

Tính đến cuối năm học 2024–2025, toàn tỉnh Thanh Hóa có 47.834 người đang làm việc trong ngành giáo dục. Trong đó: Bậc mầm non: 16.825 người; Cấp tiểu học: 14.764 người; Cấp THCS: 10.925 người và cấp THPT: 5.317 người.

eb0d994ed8d06a8e33c1.jpg
Thầy và trò Trường PTDTBT-THCS Mường Lý, Thanh Hóa trong giờ học.

Ngoài giáo viên giảng dạy, đội ngũ nhân viên hành chính, y tế học đường, bảo vệ, thư viện... cũng được bố trí tương đối đầy đủ, góp phần vào vận hành hiệu quả và chuyên nghiệp các cơ sở giáo dục.

Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp được sắp xếp khoa học, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành hoạt động chuyên môn và triển khai các phong trào thi đua trong nhà trường.

Tuy nhiên, hiện nay ngành Giáo dục Thanh Hóa vẫn đang thiếu hàng nghìn giáo viên, chủ yếu ở bậc mầm non và cấp tiểu học, là những cấp học có quy mô lớn và áp lực công việc cao.

Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học và việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Trước thực tế đó, ngành Giáo dục Thanh Hóa đã và đang đề xuất các giải pháp cấp bách như: tuyển dụng bổ sung, điều động hợp lý giáo viên giữa các vùng; đồng thời tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ hiện có.

cfc4a6949d4a2a14735b-1.jpg
Sau giờ làm bài thi của thí sinh Trường THPT Mường Lát, Thanh Hóa.

Song song với việc kiện toàn đội ngũ, ngành Giáo dục Thanh Hóa cũng tích cực triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy; chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục.

Nhìn tổng thể, có thể khẳng định rằng sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành Giáo dục Thanh Hóa đã giữ vững ổn định quy mô, đảm bảo chất lượng, đồng thời thể hiện sự thích ứng nhanh với những thay đổi của thực tiễn. Từ mạng lưới trường lớp cho đến đội ngũ giáo viên, mọi yếu tố đều được tổ chức khoa học, đồng bộ và hiệu quả.

"Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT sẽ đề nghị tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục, cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất, hiện đại hóa trường học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển bền vững. Những kết quả đạt được trong thời gian qua là nền tảng quan trọng để tỉnh vững tin bước vào giai đoạn mới với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương", ông Tạ Hồng Lựu - Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Thanh Hóa chia sẻ.

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-thanh-hoa-vung-vang-sau-sap-nhap-post739549.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm

Happy Vietnam
Dưới tán rừng cao su
Dưới tán rừng cao su