Huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đang có những bước chuyển mình phát triển rõ nét nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Trong đó, nổi bật là Dự án 1 và Dự án 3 đã tạo ra những tác động sâu sắc đối với đời sống đồng bào DTTS, cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở và phát triển các mô hình kinh tế bền vững.Ngày 5/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi “Sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024”. Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã mang đến những phần thi ấn tượng, mang đậm hơi thở cuộc sống và thể hiện được kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình.Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao CLMV 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.Ngày 5/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi “Sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024”. Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã mang đến những phần thi ấn tượng, mang đậm hơi thở cuộc sống và thể hiện được kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình.Chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nhân chuyến công tác tại nước này từ ngày 05-08/11.Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên – Huế quan tâm, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động này vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.Các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi huy động tàu thuyền tìm kiếm một ngư dân mất tích khi đang hoạt động nghề cá trên vùng biển cách bờ khoảng 23 hải lý.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Việc phát huy, bảo tồn văn hóa của các dân tộc luôn được bình đẳng . “Lá phổi xanh” . Tài sản vô cùng quý giá Đông Nam Bộ. Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719), đồng bào Raglay ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã phát triển mô hình nuôi bò sinh sản.Bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, thời gian qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào DTTS tại Lạng Sơn đã và đang từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi.Huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đang có những bước chuyển mình phát triển rõ nét nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Trong đó, nổi bật là Dự án 1 và Dự án 3 đã tạo ra những tác động sâu sắc đối với đời sống đồng bào DTTS, cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở và phát triển các mô hình kinh tế bền vững.Ngày 5/11, tại Trung tâm Văn hóa và học tập cộng đồng xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), Đảng Đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị đối thoại với Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang. Bà Đặng Thị Hoa Rây – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị.Theo thông tin ban đầu từ lãnh đạo tỉnh Lai Châu, vào khoảng 9 giờ ngày 5/11, có 20 trẻ mầm non của một trường học tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường phải cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột.
Hạ tầng vững, sinh kế bền
Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 được xây dựng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của đồng bào DTTS ở huyện Giồng Riềng, từ nhà ở, đất sản xuất đến nước sinh hoạt. Trong giai đoạn qua, với kinh phí đầu tư hơn 16 tỷ đồng, Dự án 1 đã sớm phát huy hiệu quả. Đến nay, nguồn kinh phí từ dự án đã xây dựng được 106 căn nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở là người DTTS, giúp nhiều gia đình thoát khỏi tình trạng nhà tạm bợ. Bên cạnh đó, 4 hộ gia đình khác cũng đã được hỗ trợ đất ở, tạo điều kiện cho các hộ dân ổn định chỗ ở lâu dài.
Đặc biệt, hệ thống cấp nước sinh hoạt đã được cải thiện đáng kể, với 5 trạm cấp nước ở các xã như Ngọc Chúc, Bàn Tân Định và Long Thạnh. Những trạm cấp nước này không chỉ phục vụ nhu cầu nước sạch của người dân, mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, Dự án còn hỗ trợ 157 hộ chuyển đổi nghề, giúp người dân có cơ hội mới để tự chủ kinh tế.
Bên cạnh việc giải quyết các nhu cầu về nhà ở và nước sạch, Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 cũng tập trung vào mục tiêu nâng cao thu nhập và phát huy thế mạnh nông nghiệp của địa phương, thông qua các mô hình sản xuất bền vững. Với tổng kinh phí hỗ trợ 164 triệu đồng, Dự án đã triển khai các mô hình kinh tế mới, như trồng ngó riềng và nuôi cá rô trong vèo, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân.
Các mô hình này không chỉ giúp các hộ dân tăng thu nhập, mà còn giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp. Việc hỗ trợ giống cây trồng, phân sinh học và thức ăn cho cá, là những yếu tố quan trọng để đảm bảo mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao và bền vững, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình.
Có thể thấy, nhờ những chính sách kịp thời và hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, Giồng Riềng đã có những bước tiến quan trọng trong việc cải thiện điều kiện sống và nâng cao đời sống vật chất cho người dân.
Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm đáng kể, từ 1.938 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,65% so với tổng dân số của huyện của năm 2020, đến cuối năm 2023 giảm còn 670 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,23%, tạo niềm tin vững chắc vào những thay đổi lâu dài cho người dân tại đây.
Hướng tới tương lai thịnh vượng
Trong Quyết tâm thư tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng lần thứ IV – năm 2024 diễn ra vào tháng 6 vừa qua, huyện Giồng Riềng phấn đấu đến năm 2029 sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 6,5%, và thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS đạt 62 triệu đồng/năm.
Mục tiêu này không chỉ thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo và người dân huyện Giồng Riềng, mà còn thể hiện sự kỳ vọng, tin tưởng về nguồn lực đầu tư mang tính bền vững của Chương trình MTQG 1719 sẽ tạo cơ hội để địa phương và người dân hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm đều từ 0,5 đến 1% mỗi năm (trừ đối tượng bảo trợ xã hội), đảm bảo các hộ dân có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố, không còn tình trạng nhà ở dột nát, xiêu vẹo. Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số cũng được cam kết giải ngân đúng kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ, thực hiện các mục tiêu nêu trên, một trong những hướng đi chiến lược của huyện Giồng Riềng, là xây dựng các chuỗi giá trị sản xuất nông sản địa phương, với mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa qua hợp tác xã và liên kết doanh nghiệp. Huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng các hợp tác xã và mở rộng các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là những sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm của đồng bào các DTTS.
“Việc phát triển chuỗi giá trị, không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mà còn đảm bảo sản phẩm nông sản của huyện có thể vươn xa hơn, tăng cường sự kết nối và tiêu thụ hàng hóa. Với các chính sách hỗ trợ đồng bộ về vốn, công nghệ và đào tạo nghề, người dân sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng để phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững”, ông Quỳnh nêu định hướng.
Nhìn về tương lai, với mục tiêu rõ ràng và sự quyết tâm của chính quyền và người dân, Giồng Riềng sẽ tiếp tục chuyển mình, trở thành một điểm sáng trong công tác hỗ trợ và phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Những nỗ lực này không chỉ góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả vùng, từng bước hiện thực hóa khát vọng về một cuộc sống no ấm và hạnh phúc cho đồng bào DTTS tại Giồng Riềng.
Bình luận (0)