Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Gỡ 'nút thắt' để hợp tác xã bứt phá

Tại Lễ tôn vinh Hợp tác xã tiêu biểu và trao giải Ngôi sao hợp tác xã “Coop Star Awards 2025” vừa diễn ra tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt, các hợp tác xã cần được hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách và được phân bổ nguồn lực tương xứng để xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm bền vững.

Thời ĐạiThời Đại21/04/2025

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể, tính tới tháng 12/2024, cả nước có hơn 33.335 hợp tác xã, tăng 4,74% so với năm 2023. Tuy nhiên, các sản phẩm được sản xuất từ các hợp tác xã đến nay thường chậm tiêu thụ, khó xuất khẩu do chưa có thương hiệu. Khi đưa ra thị trường thế giới, sản phẩm hợp tác xã làm ra vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn khắt khe của nhiều thị trường lớn. Điều này càng đòi hỏi việc chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm do hợp tác xã sản xuất.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc công ty Cổ phần Công nghiệp Alpha, các sản phẩm của công ty là các sản phẩm thép dân dụng và công nghiệp, những dòng sản phẩm đang chịu sự cạnh tranh gắt gao với những sản phẩm cùng loại của các tập đoàn lớn nước ngoài. Ông cho rằng, các hợp tác xã quy mô vừa và nhỏ hiện nay đang gặp nhiều sức ép về vốn và công nghệ nên khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Thiếu vốn còn khiến nhiều doanh nghiệp khó mở rộng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực cũng là một thách thức với các hợp tác xã. Đa số nhân lực tại các hợp tác xã đều xuất phát từ công nhân, nông dân, chưa qua đào tạo về chuyên môn và công nghệ. Những kiến thức họ có đều đúc rút từ kinh nghiệm thực tế nên khi làm việc, họ đều là những nhà quản lý “tay ngang”, ra quyết định mang nhiều cảm tính.

Tiến sĩ Lê Thái Hà, giảng viên Đại học RMIT nhận định, với mô hình hợp tác xã, khó khăn lớn hiện nay là những vướng mắc về thủ tục, cũng như chuyển đổi từ kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể sang kinh tế hợp tác xã do các chủ hợp tác xã chưa được đào tạo đầy đủ về kinh doanh.

Căn cứ Luật hợp tác xã số: 17/2023/QH15, ngày 20/6/2023, tại khoản 7 Điều 4, quy định, Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 5 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.

Tuy nhiên trên thực tế, các hợp tác xã lại chưa phân biệt được rõ ràng ranh giới của “Doanh nghiệp đồng sở hữu” cũng như các quy định khác, dẫn đến tốc độ tăng trưởng chung bị chậm lại.

Thực tế, những quyết định quan trọng tại nhiều hợp tác xã vẫn mang tính tập thể. Nhiều vấn đề chưa phức tạp, lãnh đạo hợp tác xã có thể ra quyết định nhưng vẫn phải đưa ra bàn tại nhiều cuộc họp, dẫn đến sự chậm trễ trong quyết sách chung, làm mất cơ hội của hợp tác xã.

Thêm vào đó, nguồn tài chính, quỹ dành cho các hợp tác xã rất ít và hạn chế, lại khó khăn khi duyệt, dẫn đến sự chuyển đổi về công nghệ của các hợp tác xã vốn đã chậm, nay lại càng “ì ạch” hơn.

Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân phát biểu tại Hội thảo bảo hiểm cho hợp tác xã nông nghiệp. (Ảnh: VCA)
Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân phát biểu tại Hội thảo bảo hiểm cho hợp tác xã nông nghiệp. (Ảnh: vca.org.vn)

Mới đây, tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh”, bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã cho biết, cơ quan này đang phối hợp với Bộ Công thương tổ chức trưng bày các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã, mời các Liên đoàn hợp tác xã quốc tế tham gia trưng bày, tìm thị trường tiêu thụ.

Trong bối cảnh này, các hợp tác xã đang chủ động tìm nguồn vốn và thúc đẩy chuỗi liên kết giá trị, xây dựng mô hình hợp tác xã liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm.

Nhiều hợp tác xã đã xây dựng các chương trình tập huấn gắn với các dự án cụ thể, có các chuyên gia trong và ngoài nước đồng hành và chuyển giao công nghệ ngay tại cơ sở.

Như vậy, nền tảng vững chắc nhằm giúp các hợp tác xã nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên tại thị trường trong và ngoài nước sẽ được tập trung vào các yếu tố chính, như: nguồn lực, khắc phục các lỗ hổng về thể chế, tài chính, quản trị và liên kết chuỗi.

Cùng với đó, các hợp tác xã cũng nỗ lực liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và các bộ, ngành để tìm đầu ra cho sản phẩm, đem lại nguồn thu tốt, hỗ trợ công tác sản xuất.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/go-nut-that-de-hop-tac-xa-but-pha-212787.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Vì sao Kiên Giang lọt tốp ‘điểm đến thân thân thiện nhất thế giới’
Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm