Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

"Hành quân theo bước chân anh": Tái hiện hành trình lịch sử

BHG - Hơn 100 người khoác trên mình bộ quân phục màu xanh, 6 km quãng đường hành quân tái hiện hành trình lịch sử đầy ý nghĩa của chiến trường xưa Vị Xuyên. Trong số họ có những cựu binh từng cầm súng bảo vệ biên cương, có những người trẻ lần đầu đặt chân đến mảnh đất lịch sử này.

Báo Hà GiangBáo Hà Giang26/03/2025

BHG - Hơn 100 người khoác trên mình bộ quân phục màu xanh, 6 km quãng đường hành quân tái hiện hành trình lịch sử đầy ý nghĩa của chiến trường xưa Vị Xuyên. Trong số họ có những cựu binh từng cầm súng bảo vệ biên cương, có những người trẻ lần đầu đặt chân đến mảnh đất lịch sử này. 

Ở điểm xuất phát cuộc hành quân, tại Nhà tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ làng Pinh, đoàn đã dâng hương tưởng nhớ công ơn những người đã ngã xuống, ôn lại lịch sử thôn Thanh Sơn – nơi được mệnh danh là “Thủ đô của lính.
Ở điểm xuất phát cuộc hành quân, tại Nhà tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ làng Pinh, đoàn đã dâng hương tưởng nhớ công ơn những người đã ngã xuống, ôn lại lịch sử thôn Thanh Sơn – nơi được mệnh danh là “Thủ đô của lính".
Nơi đây từng là hậu cứ chiến lược, sở chỉ huy phía sau của quân đội ta, đóng vai trò quan trọng trong công tác hậu cần, tiếp nhận thương binh, tử sỹ và tập kết lực lượng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Nơi đây từng là hậu cứ chiến lược, sở chỉ huy phía sau của quân đội ta, đóng vai trò quan trọng trong công tác hậu cần, tiếp nhận thương binh, tử sỹ và tập kết lực lượng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Đã ba năm liên tiếp tham gia chương trình, ông Trần Hải (52 tuổi, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ) là người xung phong cầm cờ dẫn đoàn. Ông chia sẻ: “Năm nào tôi cũng đi, bởi mỗi lần đến đây, tôi lại hiểu thêm về quê hương mình đang sống, về những người đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất.”
Đã ba năm liên tiếp tham gia chương trình, ông Trần Hải (52 tuổi, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ) là người xung phong cầm cờ dẫn đoàn. Ông chia sẻ: “Năm nào tôi cũng đi, bởi mỗi lần đến đây, tôi lại hiểu thêm về quê hương mình đang sống, về những người đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất.”
Trên hành trình, các tiểu đội hành quân 6 km trên đường đèo quanh co, có những con dốc dựng đứng, đôi khi phải băng qua rừng, càng khiến bước chân thêm nặng.
Trên hành trình, các tiểu đội hành quân 6 km trên đường đèo quanh co, có những con dốc dựng đứng, đôi khi phải băng qua rừng, càng khiến bước chân thêm nặng.
Dưới cái nắng gay gắt của vùng biên viễn, mồ hôi rịn trên trán, hơi thở gấp gáp, nhưng ai nấy đều động viên nhau hoàn thành cung đường một cách trọn vẹn.
Đoàn hành quân được chia thành 10 tiểu đội, mỗi tiểu đội có một cựu chiến binh làm tiểu đội trưởng, dẫn dắt đoàn viên thanh niên và khách du lịch. Dưới cái nắng gay gắt của vùng biên viễn, mồ hôi rịn trên trán, hơi thở gấp gáp, nhưng ai nấy đều động viên nhau hoàn thành cung đường một cách trọn vẹn.
Người trẻ tuổi nhất tham gia hành trình chỉ mới 6 tuổi, theo cha mẹ cùng trải nghiệm một chặng đường đầy gian lao nhưng cũng ngập tràn tự hào.
Người trẻ tuổi nhất tham gia hành trình chỉ mới 6 tuổi, theo cha mẹ cùng trải nghiệm một chặng đường đầy gian lao nhưng cũng ngập tràn tự hào.
Cung đường hành quân xuyên qua những thửa ruộng bậc thang mềm mại uốn cong quanh những ngọn đồi – nơi từng là chỗ trú ẩn của người lính Vị Xuyên. Giờ đây, màu xanh của sự trù phú đã bao trùm mảnh đất từng nhuốm máu anh hùng.
Cung đường hành quân xuyên qua những thửa ruộng bậc thang mềm mại uốn cong quanh những ngọn đồi – nơi từng là chỗ trú ẩn của người lính Vị Xuyên. Giờ đây, màu xanh của sự trù phú đã bao trùm mảnh đất từng nhuốm máu anh hùng.
Đoàn hạ trại tại cao điểm 812 (Cóc Nghè), điểm bắt đầu của “Đường hào mùa Xuân” - nơi thể hiện sự lạc quan về niềm tin chiến thắng, tràn đầy sức xuân giữa bom đạn gian khổ và ác liệt.
Đoàn hạ trại tại cao điểm 812 (Cóc Nghè), điểm bắt đầu của “Đường hào mùa Xuân” - nơi thể hiện sự lạc quan về niềm tin chiến thắng, tràn đầy sức xuân giữa bom đạn gian khổ và ác liệt.
“Nơi chúng ta đang dừng chân là một chứng tích lịch sử: Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch được hình thành từ đầu tháng 6.1984, trước tình hình diễn biến trên chiến trường ngày càng căng thẳng, theo mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Mặt trận, phải xây dựng đường hào trên toàn tuyến, ta huy động hàng vạn ngày công của các lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện và bộ đội.” - Cựu chiến binh Phạm Ngọc An giới thiệu.
“Nơi chúng ta đang dừng chân là một chứng tích lịch sử: Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch được hình thành từ đầu tháng 6.1984, trước tình hình diễn biến trên chiến trường ngày càng căng thẳng, theo mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Mặt trận, phải xây dựng đường hào trên toàn tuyến, ta huy động hàng vạn ngày công của các lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện và bộ đội.” - Cựu chiến binh Phạm Ngọc An giới thiệu.
Những câu chuyện về tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu kiên cường khiến nhiều đoàn viên thanh niên không khỏi xúc động. Một số người lặng đi khi nghe kể về những người lính đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, máu hòa vào đất đá để giữ gìn từng tấc biên cương.
Những câu chuyện về tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu kiên cường khiến nhiều đoàn viên thanh niên không khỏi xúc động. Một số người lặng đi khi nghe kể về những người lính đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, máu hòa vào đất đá để giữ gìn từng tấc biên cương.
Cựu chiến binh Nguyễn Đức Thắng (Đại đội 18, Trung đoàn 122, Sư đoàn 313), sau 40 năm thăm lại chiến trường xưa, đôi mắt của anh binh nhất bộ đội thông tin bấy giờ rưng rưng khi hồi tưởng về những năm tháng mình từng tham gia chiến đấu: “Cảnh vật vẫn vậy, nhưng đường đi dễ hơn nhiều. Ngày trước, mỗi bước chân trên đất này là một lần đối mặt với sinh tử.”
Cựu chiến binh Nguyễn Đức Thắng (Đại đội 18, Trung đoàn 122, Sư đoàn 313), sau 40 năm thăm lại chiến trường xưa, đôi mắt của anh binh nhất bộ đội thông tin bấy giờ rưng rưng khi hồi tưởng về những năm tháng mình từng tham gia chiến đấu: “Cảnh vật vẫn vậy, nhưng đường đi dễ hơn nhiều. Ngày trước, mỗi bước chân trên đất này là một lần đối mặt với sinh tử.”
Đến giờ nghỉ trưa, các suất ăn theo hình thức “dân công hỏa tuyến” được chuẩn bị chu đáo, gồm những món ăn giản dị như xôi, cơm trắng, muối vừng, măng luộc, trứng luộc… Tất cả được đựng trong ống nứa, tái hiện bữa cơm dã chiến của những người lính năm xưa.
Đến giờ nghỉ trưa, các suất ăn theo hình thức “dân công hỏa tuyến” được chuẩn bị chu đáo, gồm những món ăn giản dị như xôi, cơm trắng, muối vừng, măng luộc, trứng luộc… Tất cả được đựng trong ống nứa, tái hiện bữa cơm dã chiến của những người lính năm xưa.
Nhiều người thích thú khi được thưởng thức món măng luộc, nhắc lại câu thơ “Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng” trong bài Tức cảnh Pác Bó của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhiều người thích thú khi được thưởng thức món măng luộc, nhắc lại câu thơ “Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng” trong bài Tức cảnh Pác Bó của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình văn nghệ với chủ đề “Tiếng hát át tiếng bom” khiến không khí trở nên hào hùng. Tiếng đàn tính ngân vang, hòa cùng những giai điệu tự hào về quê hương, đất nước.
Chương trình văn nghệ với chủ đề “Tiếng hát át tiếng bom” khiến không khí trở nên hào hùng. Tiếng đàn tính ngân vang, hòa cùng những giai điệu tự hào về quê hương, đất nước.
Mọi người cùng cất cao tiếng hát, những tràng vỗ tay rộn ràng theo nhịp nhạc.
Mọi người cùng cất cao tiếng hát, những tràng vỗ tay rộn ràng theo nhịp nhạc.
Phạm Đức Huy (27 tuổi, Hà Nội), lần đầu tham gia hành trình cũng như lần đầu đến với Hà Giang chia sẻ:  “Tôi từng gắn Hà Giang với hình ảnh của những mùa hoa rực rỡ, nhưng hôm nay khi tham gia chương trình, tôi đã được trải nghiệm một Hà Giang cực kỳ khác, rằng mảnh đất này còn chất chứa biết bao đau thương và kiêu hãnh.”
Hành trình trải nghiệm của đoàn
Chuyến hành quân khép lại trong những cảm xúc lắng đọng. Hành quân không chỉ là bước chân, mà còn là dòng chảy ký ức và trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay.
Chuyến hành quân khép lại trong những cảm xúc lắng đọng. Hành quân không chỉ là bước chân, mà còn là dòng chảy ký ức và trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay.

Chương trình “Hành quân theo bước chân anh” được tổ chức lần thứ III bởi Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang, vừa diễn ra ngày 22.3. Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu, cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên và du khách đã dâng hoa, dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sỹ tại Đền thờ trên điểm cao 468, tham gia trồng cây phủ xanh vành đai biên giới tại thôn Cóc Nghè, xã Thanh Thủy.

Phóng sự ảnh: Khánh Linh

Nguồn: https://baohagiang.vn/multimedia/202503/hanh-quan-theo-buoc-chan-anh-tai-hien-hanh-trinh-lich-su-83b571b/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hơn 1.000 phụ nữ mặc áo dài diễu hành, xếp hình bản đồ Việt Nam tại Hồ Gươm
Ngắm dàn tiêm kích, trực thăng bay tập luyện trên bầu trời TPHCM
Nữ chiến sĩ biệt động luyện tập diễu binh cho ngày kỷ niệm 50 năm thống
Toàn cảnh Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm