
Tham dự có bà Phạm Thị Nhâm - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng; GS.TS.Dương Tấn Nhựt - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Sự sống (trước đây là Viện Nguyên cứu Khoa học Tây Nguyên), Ban Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, cùng giảng viên, sinh viên Trường Đại học Đà Lạt.
Hội thảo là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác nghiên cứu và phát triển lĩnh vực công nghiệp sinh học giữa các trường đại học, tổ chức khoa học và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
.jpg)
Trong 5 năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Thành phố Chuncheon, Đại học Quốc gia Kangwon - Hàn Quốc với Đà Lạt, Lâm Đồng và Trường Đại học Đà Lạt đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Từ những cuộc trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu, chuyển giao tri thức, đến các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng ta đã cùng nhau xây dựng nền tảng cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo dựa trên lợi thế bản địa, nguồn dược liệu quý hiếm, đa dạng sinh học phong phú và tinh thần phát triển công nghệ xanh.
.jpg)
Phát biểu chào mừng, TS. Nguyễn Văn Ngọc – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt nhấn mạnh: Hội thảo lần này tiếp tục là cầu nối thúc đẩy những chương trình nghiên cứu phát triển mới, hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp và thương mại hoá các giải pháp công nghệ sinh học hiện đại, góp phần nâng cao vị thế của Lâm Đồng trên bản đồ khoa học công nghệ.

Sự hợp tác hỗ trợ của Đại học Quốc gia Kangwon Hàn Quốc và Thành phố Chuncheon không chỉ là trao đổi tri thức, đồng hành chiến lược, dẫn dắt tầm nhìn mà còn là sự chung tay kiến tạo tương lai bền vững cho cộng đồng.

Hội thảo mở ra một bước mới cho hợp tác khoa học giữa các đơn vị, tạo nhiều cơ hội kết nối trong nghiên cứu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ sinh thái kinh tế sinh học quốc tế gắn với địa phương Lâm Đồng, phát huy tài nguyên thực vật và các loài cây dược liệu, từng bước khẳng định vị thế ngành công nghiệp công nghệ sinh học như một trụ cột thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững cho vùng Đà Lạt, Lâm Đồng nói riêng và quốc tế nói chung.

Tại hội thảo, 6 tham luận đã được trình bày, đó là những kinh nghiệm đúc rút từ trải nghiệm thực tiễn, những kiến thức chứa đựng hàm lượng khoa học cao. Cụ thể, các tham luận: Quá trình phát triển của ngành công nghiệp sinh học Hàn Quốc và định hướng hợp tác quốc tế (TS. Kwon Tae Hyung - Hàn Quốc); Sử dụng cây thuốc theo truyền thống của cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên Việt Nam (TS. Nguyễn Thị Hòa - Viện Dược liệu Quốc gia Việt Nam); Đánh giá hoạt động sinh học của chiết xuất Kadsura coccinea và Oxalis corniculata từ Việt Nam (TS. Han Joon Hee - Hàn Quốc); Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu các loài đặc hữu ở Việt Nam (TS. Hoàng Thị Bình - Trường Đại học Đà Lạt); Tinh dầu Mentha arvensis có tác dụng chống viêm và chống viêm da dị ứng thông qua ức chế con đường truyền tín hiệu ERK/NF-κB (TS. Kim So-Yeon - Hàn Quốc); Đề xuất cho tương lai của ngành công nghiệp sinh học của tỉnh Lâm Đồng Việt Nam (TS. Kim Songmun - Hàn Quốc).

Sau mỗi tham luận, phần thảo luận diễn ra sôi nổi giữa các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc làm sáng tỏ nhiều vấn đề về giá trị dược tính, tính ứng dụng của các loài thực vật, cây dược liệu… đã tạo nên không khí sinh hoạt học thuật thật sự.

Nhân dịp này, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Hàn Quốc đã có chuyến đi thực tế tham quan, khảo sát các công ty, trang trại sinh học tại Lâm Đồng để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra tại hội thảo.
Từ hội thảo sẽ mở ra một bước mới cho hợp tác khoa học giữa các đơn vị, tạo nhiều cơ hội kết nối trong nghiên cứu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ sinh thái kinh tế sinh học quốc tế gắn với địa phương Lâm Đồng. Đồng thời phát huy nguồn tài nguyên thực vật và các loài cây dược liệu, từng bước khẳng định vị thế ngành công nghiệp công nghệ sinh học như một trụ cột thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững cho Lâm Đồng.
Nguồn: https://baolamdong.vn/hoi-thao-quoc-te-ve-phat-trien-cong-nghiep-sinh-hoc-o-lam-dong-380983.html
Bình luận (0)