Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hôm nay đăng ký chọn trường tuyển sinh đầu cấp, những điều phụ huynh TP.HCM lưu ý

Bắt đầu từ hôm nay, 24.5, Sở GD-ĐT TP.HCM mở cổng thông tin tuyển sinh đầu cấp, phụ huynh học sinh cần thực hiện các thao tác đăng ký tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên24/05/2025

Tuyển sinh đầu cấp: Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn phụ huynh bắt đầu đăng ký chọn trường- Ảnh 1.

Hình ảnh về trang giao diện đăng ký tuyển sinh đầu cấp của TP.HCM

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Sở GD-ĐT TP.HCM quy định, phụ huynh học sinh đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 trường tiên tiến, hội nhập quốc tế và các trường có chương trình đặc thù từ nay (24.5) đến 17 giờ ngày 29.5 tại địa chỉ https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn/ .

Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn phụ huynh học sinh thực hiện thao tác đăng ký vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế và các trường có chương trình đặc thù, bao gồm chương trình chất lượng cao tiên tiến hội nhập khu vực và quốc tế; chương trình tiếng Anh tích hợp theo Đề án 5695; chương trình tăng cường tiếng Pháp; Trường tiểu học, THCS, THPT Nam Sài Gòn (Q.7) đối với lớp 1 và lớp 6; Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1) đối với lớp 6.

9 bước đăng ký tuyển sinh đầu cấp trường tiên tiến, chương trình đặc thù

Để đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào các mô hình trường, lớp nói trên, phụ huynh thực hiện 9 bước:

Bước 1: Phụ huynh học sinh sử dụng trình duyệt web Chrome, Cốc cốc, Safari… và truy cập vào địa chỉ: https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn/.

Bước 2: Tại màn hình trang chủ, phụ huynh học sinh lưu ý đọc kỹ các phần thông tin về quy định, thông tin, hướng dẫn đăng ký tuyển sinh.

Bước 3: Phụ huynh học sinh chọn chức năng [Đăng ký tiên tiến hội nhập hoặc trường có lớp đặc thù], giao diện hiển thị các phòng GD-ĐT tuyển sinh loại trường tiên tiến hội nhập, phụ huynh học sinh kiểm tra thông tin trường tuyển sinh và nhấn nút [Đăng ký].

Chọn nút chức năng [Đăng ký] tại phòng GD-ĐT đăng ký xét tuyển.

Bước 4: Phụ huynh học sinh thực hiện nhập số định danh cá nhân và mật khẩu đã được cung cấp để thực hiện đăng ký xét tuyển.

Bước 5: Hệ thống hiển thị giao diện phiếu đăng ký trường tiên tiến hội nhập quốc tế, phụ huynh học sinh thực hiện rà soát thông tin hồ sơ cuối cấp học sinh và thực hiện đăng ký.

Bước 6: Phụ huynh học sinh thực hiện lựa chọn loại trường (trường tiên tiến hội nhập, có chương trình tích hợp…) và danh sách trường đăng ký xét tuyển.

Phụ huynh học sinh theo dõi thông tin tại mục "Cách thức thực hiện" (nếu có) để thực hiện quy trình đăng ký chính xác.

Bước 7: Đối với từng trường sẽ có các tiêu chí tuyển sinh khác nhau, phụ huynh thực hiện tích chọn các tiêu chí đáp ứng được với yêu cầu của trường tuyển sinh, trong đó những tiêu chí có dấu * là tiêu chí bắt buộc có để đăng ký xét tuyển vào trường.

Tuyển sinh đầu cấp: Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn phụ huynh bắt đầu đăng ký chọn trường- Ảnh 2.

Lớp học tiếng Anh tăng cường của Trường tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM)

ẢNH: BẢO CHÂU

Bước 8: Phụ huynh học sinh nhập mã bảo vệ, tích chọn "Tôi xin cam kết khai báo đúng thông tin" và kích nút [Đăng ký].

Bước 9: Phụ huynh học sinh chọn [Đồng ý] để hoàn thành đăng ký xét tuyển trường tiên tiến hiện đại.

Trong trường hợp có nguyện vọng thay đổi trường đăng ký tuyển sinh, phụ huynh thực hiện chọn nút chức năng [Hủy đăng ký] và thực hiện đăng ký lại thông tin trường tiên tiến hiện đại khác.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT thông tin, kết quả tuyển sinh đầu cấp vào trường mầm non, trường tiểu học, THCS có chương trình đặc thù sẽ được hội đồng tuyển sinh TP.Thủ Đức và các quận, huyện đồng loạt công bố từ ngày 30.5 đến chậm nhất 17 giờ ngày 4.6. 

Trường hợp học sinh không có tên trong danh sách trúng tuyển vào các trường có chương trình đặc thù hoặc phụ huynh có tên nhưng không xác nhận nhập học thì học sinh vẫn sẽ được bố trí vào các trường thuộc khu vực đã đăng ký trong giai đoạn từ ngày 15 đến 19.5.

Hướng dẫn chi tiết về cách đăng ký tuyển sinh đầu cấp chương trình đặc thù, phụ huynh học sinh tham khảo TẠI ĐÂY.

Sự khác biệt giữa chương trình tiếng Anh tích hợp và chương trình tiếng Anh tăng cường

Ưu điểm chung

  • Môi trường học tiếng Anh trong thời gian dài.
  • Thời lượng học ổn định (ít nhất 4 tiết cho đến 8 tiết trong đó đủ các môn ngôn ngữ, toán, khoa) trong 5 năm tiểu học.

Ưu điểm và khác biệt

Chương trình tăng cường tiếng Anh

  • Giáo viên Việt Nam nên trình độ, chuẩn ngoại ngữ, giọng nói sẽ có sự đa dạng (tuy nhiên ngày nay quan điểm accent của châu Á, hay cái gọi là "chuẩn bản địa" đã không còn quá quan trọng như xưa vì toàn cầu hóa tiếng Anh có nhiều phiên bản khác nhau. Trừ phi phụ huynh học sinh yêu cầu con mình phải nói tiếng Anh Anh hay Anh Mỹ chuẩn thì khác).
  • Do giáo viên Việt Nam phụ trách nên học sinh không có nhu cầu buộc phải sử dụng tiếng Anh, trừ phi giáo viên ra lệnh "NO VIETNAMSE IN MY CLASS".
  • Học phí dễ tiếp cận và đa dạng chương trình lựa chọn: Học 4 tiết với giáo viên Việt Nam, 2 tiết toán, khoa học với giáo viên Việt Nam hoặc giáo viên nước ngoài đều phụ thuộc vào đăng ký của phụ huynh.
  • Do theo chuẩn chương trình tiếng Anh dành cho quốc gia nên yêu cầu về trình độ cũng khá nhẹ nhàng.
  • Sách giáo khoa cũng dễ tiếp cận, rẻ.

Chương trình tiếng Anh tích hợp

  • Lực lượng giáo viên bản địa nên ưu điểm là giọng nói học sinh nghe và tập theo là chuẩn chỉnh. Đây là điểm cộng.
  • Học sinh sẽ buộc phải nói tiếng Anh nếu muốn giáo viên đáp ứng yêu cầu của mình, dù vẫn có trợ giảng nếu trong tình thế quá khó học sinh cần sự giúp đỡ.
  • Học phí đóng theo quý 3 tháng, đối với hầu hết các gia đình sẽ cân nhắc.
  • Ngữ lượng tiếng Anh tích hợp đối với trẻ sẽ khá cao (định hướng của chương trình là tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2) nên phụ huynh học sinh nào cho con theo phải rèn thói quen cùng ôn bài, cùng rà từ vựng mỗi ngày, cũng là trách nhiệm của trẻ.
  • Có phần đọc Intensive mỗi bài giúp trẻ rèn thói quen đọc.
  • Sách giáo khoa của NXB nước ngoài.
  • Dĩ nhiên "đầu vào" nhiều, ôn tập thường xuyên, "đầu ra" của trẻ cũng sẽ khác biệt so với chương trình tăng cường tiếng Anh.

Một số hiểu lầm thường gặp

  • Trẻ không biết mặt chữ có gặp khó khăn khi học tiếng Anh? Trẻ nên được làm quen với tiếng Anh ở bậc mầm non và đó là lý do vì sao Bộ GD-ĐT đưa tiếng Anh vào bậc học này. Tuy nhiên trẻ chỉ nhớ mặt chữ, chứ không phải thuộc lòng và vẫn học theo nói và nghe là trọng tâm, viết và đọc nếu có chỉ ở mức khoanh tròn, phân biệt đúng sai mà thôi. Điều này sẽ giúp trẻ lên lớp 1 học tiếng Anh thuận lợi hơn.
  • Sĩ số cũng đóng vai trò tiên quyết trong việc học tiếng Anh. Số lượng trẻ/tiết/trên phút thực tập tiếng Anh giúp trẻ có thời lượng rèn giũa các kỹ năng trong thời gian dài.
  • Không khí lớp học mà trẻ đón nhận có tích cực, giúp trẻ vui vẻ là yếu tố tiên quyết giúp trẻ học hiệu quả.
  • Việc lên lớp 4-5 thì học thêm toán, khoa học có khó không? Câu trả lời là không nếu không muốn nói trẻ có thêm ngữ liệu thuộc nhóm học thuật (academic) thuận tiện cho trẻ bước sang cấp cao hơn ở lứa tuổi sau.
  • Có 6 bậc tiếng Anh, trong đó giai đoạn 1 và 2 thì rất dễ đạt nếu trẻ chăm chỉ, nhưng nếu không được phát triển kỹ năng đọc chuyên sâu (intensive reading) thì khả năng viết đoạn sẽ rất hạn chế và có thể nâng bậc 3 và 4 rất khó, rất mất thời gian mới đạt được.

             Thạc sĩ Lê Hồng Thái

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM)

Nguồn: https://thanhnien.vn/hom-nay-dang-ky-chon-truong-tuyen-sinh-dau-cap-nhung-dieu-phu-huynh-tphcm-luu-y-185250522154249946.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm