Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khánh Hòa khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Tối 17-4 (tức ngày 20-3 năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đã khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng17/04/2025

dasua-02788.jpg
Chương trình nghệ thuật tại lễ hội. Ảnh: HIẾU GIANG

Dự lễ có đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh bạn, các vị chức sắc tôn giáo cùng hàng ngàn người dân, đặc biệt là đồng bào Chăm từ các tỉnh Nam Trung bộ, du khách trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đinh Văn Thiệu nhấn mạnh Lễ hội Tháp Bà Ponagar là nét đẹp văn hóa tâm linh tiêu biểu, thể hiện lòng tôn kính đối với Thiên Y Thánh Mẫu Ana - người Mẹ xứ sở trong tín ngưỡng dân gian Nam Trung bộ. Qua nhiều thế kỷ, lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn thắt chặt tinh thần đoàn kết cộng đồng, lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc.

Sau lời phát biểu, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã thực hiện nghi thức đánh trống khai hội, mở đầu cho mùa lễ hội năm nay.

dasua-02855.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đánh trống khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Ảnh: HIẾU GIANG

Lễ hội Tháp Bà Ponagar được tổ chức từ ngày 21 đến 23-3 âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar), người Mẹ xứ sở đã có công dạy người dân cách làm ăn, sinh sống.

Cùng với các nghi thức truyền thống như lễ thay y Mẫu, lễ thả hoa đăng trên sông Cái, rước kiệu quanh khu dân cư, lễ dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, lễ tế cổ truyền,… lễ hội còn có các hoạt động văn hóa đặc sắc như múa bóng, hát bội, hát văn, trò chơi dân gian, trình diễn kỹ nghệ làm gốm, dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm.

Tháp Bà Ponagar được công nhận là di tích quốc gia năm 1979 và đến năm 2025, di tích Tháp Bà vinh dự được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Di tích Tháp Bà Ponagar có niên đại xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, đến nay còn lưu giữ được 14 đạo sắc phong; là di tích có giá trị lớn về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc nghệ thuật và bia ký dưới dạng vật thể. Chứa đựng trong đó những giá trị tiêu biểu về văn hóa phi vật thể của hai dân tộc Chăm - Việt qua hình tượng nữ thần Pô Inư Nagar/Thiên Y A Na Thánh mẫu, cũng như quá trình đan xen, tiếp biến văn hóa của lịch sử dân tộc, là trung tâm thờ Mẫu của các tỉnh miền Nam Trung bộ.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar là di sản văn hóa tiêu biểu, nổi bật của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của cả nước nói chung, là tín ngưỡng văn hóa truyền thống lâu đời của cộng đồng dân tộc Việt và Chăm; được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012.

>> Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025:

dasua-02770.jpg
Đông đảo người dân, du khách dự khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Ảnh: HIẾU GIANG
dasua-02775.jpg
Người dân theo dõi chương trình nghệ thuật tại lễ hội. Ảnh: HIẾU GIANG
dasua-02790.jpg
Thiếu nữ Chăm biểu diễn tiết mục múa truyền thống. Ảnh: HIẾU GIANG
dasua-02877.jpg
dasua-02888.jpg
Người dân chuẩn bị lễ vật để vào dâng lên Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Ảnh: HIẾU GIANG
dasua-02946.jpg
Đông kín người dân chờ vào tháp chính. Ảnh: HIẾU GIANG
dasua-02918.jpg
dasua-02895.jpg
Một đoàn chuẩn bị hoa quả và lễ dâng cúng Mẫu. Ảnh: HIẾU GIANG
dasua-02892.jpg
Người dân chạm vào linh vật Linga - Yoni ở Tháp Bà Ponagar với ước muốn cuộc sống đầy đủ no ấm. Ảnh: HIẾU GIANG

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/khanh-hoa-khai-mac-le-hoi-thap-ba-ponagar-nam-2025-post791192.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm