Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lộ bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh, chuyên gia kinh ngạc

Các nhà khoa học mới đây thông báo đã tìm thấy thêm bằng chứng về khả năng tồn tại của khí sinh học trên ngoại hành tinh K2-18b. Điều này khiến họ tin rằng nó có thể hỗ trợ sự sống ngoài hành tinh.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống24/04/2025

Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot
Vào năm 2023, các nhà nghiên cứu sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) của NASA thông báo về khả năng tồn tại của dimethyl sulfide (DMS) trên K2-18b, một hành tinh lớn gấp gần 9 lần Trái Đất và nằm trong vùng ở được của ngôi sao cách chúng ta khoảng 120 năm ánh sáng. Đây được cho là bằng chứng có thể chứng minh sự sống ngoài hành tinh thực sự tồn tại. Ảnh: Exoplanet.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-2
Trên Trái đất, DMS chủ yếu do sự sống tạo ra, nhất là thực vật phù du và các vi sinh vật biển khác. Do đó, nghiên cứu năm 2023 thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Thế nhưng, phát hiện sơ bộ của JWST không thể xác nhận được sự hiện diện của DMS nên các chuyên gia đã tiến hành quan sát lại theo cách khác. Ảnh: NASA, ESA, CSA, Joseph Olmsted.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-3
Kính viễn vọng Không gian James Webb có thể thăm dò bầu khí quyển của ngoại hành tinh khi chúng "di chuyển" qua trước mặt ngôi sao chủ từ góc nhìn của đài quan sát. JWST phát hiện một số phân tử nhất định trong không khí dựa trên bước sóng ánh sáng sao mà chúng hấp thụ. Ảnh: X/@konstructivizm.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-4
Ban đầu, nhóm nghiên cứu phát hiện dimethyl sulfide bằng cách sử dụng NIRISS (Máy ảnh và phổ kế không khe cận hồng ngoại) và NIRSpec (Phổ kế cận hồng ngoại) của JWST. Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia sử dụng công cụ MIRI (Thiết bị giữa hồng ngoại) có giá khoảng 10 tỷ USD để kiểm tra các bước sóng ánh sáng khác nhau. Ảnh: X/@konstructivizm.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-5
Qua đó, MIRI phát hiện dấu vết của DMS và/hoặc dimethyl disulfide (DMDS) - một hợp chất hóa học gần gũi cũng có thể là dấu hiệu sinh học. Thông tin này đã được các chuyên gia công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters vào ngày 17/4. Ảnh: astrophotographylens.com.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-6
"Đây là bằng chứng độc lập, sử dụng một công cụ khác so với trước đây và một dải bước sóng ánh sáng khác, không có sự trùng lặp với các quan sát trước đó", Nikku Madhusudhan, giáo sư tại Viện Thiên văn học Đại học Cambridge, người chỉ đạo cả hai nghiên cứu về K2-18b, giải thích. Vị giáo sư này cho biết thêm là tín hiệu rất rõ ràng và mạnh mẽ". Ảnh: Cambridge University.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-7
Dựa trên kích thước và đặc điểm khác, các nhà thiên văn nghi ngờ K2-18b có thể là một thế giới "Hycean", lớp ngoại hành tinh được đề xuất vào năm 2021 với đại dương nước lỏng khổng lồ và bầu khí quyển giàu hydro. Theo nghiên cứu mới, không khí của K2-18b cũng giàu DMS và/hoặc DMDS. Nhóm chuyên gia ước tính nồng độ hơn 10 phần triệu theo thể tích, so với ít hơn một phần tỷ ở Trái đất. Ảnh: NASA.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-8
"Các công trình lý thuyết trước đây đã dự đoán nồng độ cao khí chứa lưu huỳnh như DMS và DMDS có thể tồn tại ở thế giới Hycean. Hiện nay, chúng ta đã quan sát được điều đó, phù hợp với những gì đã dự đoán. Với tất cả những gì chúng ta biết về hành tinh này, một thế giới Hycean với đại dương đầy sự sống là kịch bản phù hợp nhất với dữ liệu mà chúng ta có", giáo sư Madhusudhan cho hay. Ảnh: Jenny Mottar.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-9
Giáo sư Madhusudhan và các đồng nghiệp không khẳng định rằng đã phát hiện ra sự sống ngoài hành tinh. Họ cho biết cần nghiên cứu thêm để xác nhận và mở rộng phát hiện của mình. Ảnh: Melmak / pixabay.
Tim thay bang chung ve su song ngoai hanh tinh, chuyen gia sung sot-Hinh-10
Việc phát hiện dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh không phải điều dễ dàng. Điều này càng khó khăn hơn khi nghiên cứu ở một hành tinh như K2-18b mà chúng ta khó có thể kiểm tra kỹ lưỡng trong tương lai gần. Vậy nên, giới khoa học sẽ có thể cần thêm nhiều thời gian để thu thập và phân tích dữ liệu để chứng minh sự sống ngoài hành tinh là khả thi. Ảnh: Hypersphere via Getty Images.

Mời độc giả xem video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/lo-bang-chung-ve-su-song-ngoai-hanh-tinh-chuyen-gia-kinh-ngac-post268938.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Về với đại ngàn
Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm