Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Mã vùng điện thoại thay đổi ra sao sau sáp nhập tỉnh?

Từ 1/7/2025, nhiều tỉnh thành mới sẽ sử dụng song song mã vùng cũ và điều chỉnh cách quay số, tính cước để phù hợp với quy hoạch hành chính mới.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống07/07/2025

Tại văn bản số 2784/BKHCN-CVT do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất sau khi sáp nhập tỉnh, thành theo Nghị quyết số 202/2025/QH15. Việc điều chỉnh này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý mới, đồng thời giữ ổn định hạ tầng viễn thông hiện có.

Có 11 tỉnh, thành phố không bị ảnh hưởng bởi sắp xếp hành chính, mã vùng điện thoại cố định được giữ nguyên và tiếp tục hoạt động theo quy định hiện hành. Các địa phương này gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ninh và Sơn La. Người dân tại đây không cần thay đổi thói quen quay số hay lo ngại về cước phí.

ma-vung-11-tinh-thanh-pho-73728.png
11 tỉnh, thành giữ nguyên mã vùng điện thoại.

Trong khi đó, 23 tỉnh/thành phố mới hình thành từ việc sáp nhập từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên sẽ được áp dụng quy định riêng. Trong giai đoạn đầu, các tỉnh mới được sử dụng song song các mã vùng cũ. Ví dụ, tỉnh Tuyên Quang mới – được sáp nhập từ tỉnh Tuyên Quang (mã vùng 207) và Hà Giang (mã vùng 219) – sẽ duy trì cả hai mã vùng cho đến khi có thông báo chính thức từ cơ quan quản lý.

ma-vung-cac-tinh-thanh-pho-sau-sap-xep-73729.png
Mã vùng dự kiến sau sáp nhập 23 tỉnh, thành.

Về cách tính cước, nếu hai thuê bao cùng sử dụng một mã vùng (ví dụ cùng là 207), cuộc gọi được quay số trực tiếp và áp dụng mức cước nội hạt. Trường hợp hai thuê bao khác mã vùng nhưng cùng trong một tỉnh mới, người dùng vẫn phải quay mã vùng nhưng chỉ bị tính cước nội hạt. Ngược lại, cuộc gọi liên tỉnh (giữa mã vùng trong tỉnh mới với mã vùng của tỉnh khác) vẫn bị áp dụng mức cước liên tỉnh như thông lệ.

Bộ KH&CN cũng cho biết, về lâu dài, các tỉnh mới sẽ lựa chọn một mã vùng duy nhất để sử dụng ổn định, thường là mã vùng tương ứng với tên gọi của đơn vị hành chính mới. Ví dụ, sau khi thống nhất, tỉnh Tuyên Quang mới sẽ chỉ sử dụng mã vùng 207.

Việc điều chỉnh quy hoạch mã vùng điện thoại cố định không chỉ giúp tối ưu hóa tài nguyên kho số, mà còn đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý viễn thông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền, cập nhật và hỗ trợ người dân thích ứng với thay đổi sẽ được triển khai đồng bộ nhằm hạn chế tối đa những bất tiện phát sinh.

Dù có sự điều chỉnh kỹ thuật, người dùng sẽ không bị tăng chi phí khi liên lạc trong cùng tỉnh/thành phố mới. Mọi thay đổi sẽ được thực hiện theo hướng linh hoạt, đảm bảo quyền lợi của người dân và giữ ổn định hoạt động viễn thông trên toàn quốc.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/ma-vung-dien-thoai-thay-doi-ra-sao-sau-sap-nhap-tinh-post1552935.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm