Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nhộn nhịp mùa sứa biển

Cứ từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, ngư dân tại các vùng biển Nam Định có thêm một nguồn thu nhập mới từ nghề đánh bắt và sơ chế sứa biển. Trên những con thuyền trở về, những nụ sứa trắng muốt ăm ấp, dập dềnh trong khoang thuyền mang theo niềm vui của người dân về một mùa “lộc biển”.

Báo Nam ĐịnhBáo Nam Định17/04/2025

 

Cứ từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, ngư dân tại các vùng biển Nam Định có thêm một nguồn thu nhập mới từ nghề đánh bắt và sơ chế sứa biển. Trên những con thuyền trở về, những nụ sứa trắng muốt ăm ấp, dập dềnh trong khoang thuyền mang theo niềm vui của người dân về một mùa “lộc biển”.

 

Mùa sứa biển đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương trong các xưởng chế biến sứa.

 

Từ sáng sớm, tại bãi biển, cảng cá ở các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy luôn nhộn nhịp, tấp nập. Dưới bến, tàu thuyền đầy ắp sứa thay nhau ra vào. Tại các cơ sở chế biến hải sản, hàng chục công nhân vẫn cần mẫn phân loại, sơ chế sứa để kịp cho những chuyến hàng đưa đi tiêu thụ. Theo ngư dân khai thác sứa biển cho biết, vào mùa sứa tùy theo con nước mà các thuyền sẽ ra khơi đánh bắt. Lúc này, sứa thường kết thành từng mảng lớn trôi dạt trên mặt nước nên việc khai thác khá dễ dàng. Các thuyền thường ra khơi cách bờ từ 2 hải lý trở đi mới bắt đầu thả lưới. Việc đánh bắt sứa không khó nhưng ngư dân luôn phải chú ý không để nọc sứa dính vào da vì sẽ rất rát. 

 

Sứa có nhiều loại, tuy nhiên hiện nay ngư dân trong tỉnh thường hay đánh bắt được là sứa trắng (hay còn gọi là “sứa rô”).
Sứa có nhiều loại, tuy nhiên hiện nay ngư dân trong tỉnh thường hay đánh bắt được là sứa trắng (hay còn gọi là “sứa rô”).

 

Mùa sứa chỉ kéo dài vài tháng nên các thuyền phải tranh thủ thời gian, nếu thời tiết thuận lợi mỗi ngày ngư dân có thể đi 1-2 chuyến biển để tranh thủ khai thác. Mỗi mẻ lưới được quăng xuống, ngư dân có thể kéo lên được khoảng chục nụ sứa với nhiều kích cỡ khác nhau. Công đoạn này nghe thì dễ nhưng thực chất ngư dân mất khá nhiều sức vì sứa mang theo cả nước biển nên rất nặng, có con lên đến vài chục kg nên đòi hỏi người đánh bắt phải có sức khỏe. 

 

Để đảm bảo chất lượng của sứa đòi hỏi quy trình từ khâu sơ chế phải hết sức chặt chẽ.

 

Sứa cũng có nhiều loại, tuy nhiên hiện nay ngư dân trong tỉnh thường hay đánh bắt được là sứa trắng (hay còn gọi là “sứa rô”). Trong các giống sứa thì sứa đỏ là loại hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Tuy nhiên do điều kiện vùng biển nước ta không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của sứa đỏ nên hầu như rất hiếm gặp loại này. Trong mùa sứa, may mắn lắm ngư dân các vùng biển mới có thể đánh bắt được 1-2 con sứa đỏ. Mỗi chuyến, thuyền của ngư dân bắt được từ 300-500 con, bình quân giá dao động từ 15 nghìn đồng/con trở lên nên mỗi thuyền thu về từ 4-6 triệu đồng, có thuyền lớn, sức chứa nhiều có thể thu về cả chục triệu đồng.

 

Sứa sau khi sơ chế được đóng gói theo đúng quy định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Sau khi những chuyến thuyền cập vào bờ, thương lái đã chờ sẵn để thu mua. Những người không có thuyền, không có sức đi biển cũng tranh thủ thời vụ để kiếm thêm thu nhập từ nghề sơ chế sứa. Tại các cơ sở chế biến, sứa được phân loại thành chân và thân sứa. Phần chân có giá trị cao hơn phần thân sứa. Còn lại phần thân sứa được cắt nhỏ, dày khoảng 2-3cm sau đó được đưa vào các bể quay rửa cho sạch nhớt và ra bớt nước. Sứa sau khi rửa sạch được đưa sang ngâm ở các bể nước muối và phèn chua. Khi miếng sứa trong suốt, đạt độ giòn nhất định được các cơ sở chế biến thu mua làm nguyên liệu sản xuất các món ăn hoặc bán cho các thương lái chuyển đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..

 

Những năm trở lại đây, khi người dân ngày càng ưa dùng các sản phẩm chế biến từ sứa như: nộm sứa, sứa ăn liền…,
nghề đánh bắt và chế biến sứa phát triển mạnh, đem lại thu nhập đáng kể cho ngư dân.

 

Từ lâu, người dân miền biển đã biết sứa là món ăn vị thuốc, bồi bổ cơ thể để tránh cái nóng nực của mùa hè. Những năm gần đây, người dân ưa dùng các sản phẩm chế biến từ sứa như: nộm sứa, sứa ăn liền nên nghề đánh bắt và chế biến sứa phát triển mạnh, mang lại thu nhập cao cho ngư dân. Toàn tỉnh hiện có khoảng 30 cơ sở chế biến sứa với sản phẩm chủ yếu là sứa ăn liền. Để tạo thương hiệu cho sản phẩm, nhiều cơ sở chế biến đã áp dụng các quy trình sản xuất an toàn như HACCP (Tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) và đạt chứng nhận OCOP 3 sao.

Bài và ảnh: Hồng Minh

Nguồn: https://baonamdinh.vn/multimedia/Emagazine/202504/nhon-nhip-mua-sua-bien-f015a80/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Người dân TPHCM háo hức xem trực thăng kéo cờ Tổ quốc
Hè này Đà Nẵng đang chờ đón bạn với những bãi biển đầy nắng
Dàn trực thăng huấn luyện bay kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc trên bầu trời TPHCM
Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm