Những điều thú vị về vùng đất sở hữu "thác máu" độc đáo
Xuất hiện giữa băng trắng lạnh lẽo, “thác máu” Nam Cực từng bị nghi là hiện tượng siêu nhiên. Nhưng khoa học hiện đại đã hé lộ điều gì phía sau?
Báo Khoa học và Đời sống•26/07/2025
Thác máu tại Nam Cực đổ ra từ chân sông băng Taylor. Nước có màu đỏ như máu khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy. Hiện tượng kỳ lạ được ghi nhận lần đầu tiên năm 1911 bởi nhà địa chất học Thomas Griffith Taylor. Ảnh: Peter Rejcek, NSF.
Nhà địa chất học Thomas cho rằng nguyên nhân khiến Thác máu có màu nước đặc biệt như vậy là do tảo đỏ. Ảnh: geologyscience.
Trong nghiên cứu công bố năm 2023, một nhóm nhà nghiên cứu cho rằng nước ở Thác máu tại Nam Cực có màu đỏ quạch do chứa sắt tồn tại ở dạng siêu vi cầu nhỏ hơn 100 lần so với tế bào hồng cầu của con người. Ảnh: geologyscience.
Ngoài Thác máu bí ẩn, nhiều sự thật về Nam Cực khiến công chúng bất ngờ. Trong đó, Nam Cực là vùng đất lạnh nhất, gió mạnh nhất và khô hạn nhất thế giới. Nhiệt độ thấp kỷ lục từng được ghi nhận tại Nam Cực ở trạm Vostok của Nga vào năm 1983 là -98 độ C. Ảnh: waterproof-expeditions.com.
Khoảng 100 triệu năm trước, Nam Cực từng có khí hậu ấm áp nên phát triển rừng lá kim, cây dương xỉ và động vật đa dạng. Dấu tích hóa thạch được các chuyên gia tìm thấy hé lộ nơi đây từng là một phần của siêu lục địa Gondwana. Ảnh: waterproof-expeditions.com.
Độ dày băng ở một số nơi tại Nam Cực có thể lên đến 4,8 km. Theo đó, băng ở Nam Cực chứa tới 70% lượng nước ngọt của Trái đất. Ảnh: waterproof-expeditions.com.
Nếu toàn bộ băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng khoảng 60m, đủ để nhấn chìm nhiều thành phố, làng mạc ven biển trên thế giới. Ảnh: waterproof-expeditions.com.
Nam Cực có ít nhất 2 núi lửa đang hoạt động gồm: núi Erebus và đảo Deception. Ảnh: Arlo Perez.
Dù có khí hậu khắc nghiệt nên Nam Cực vẫn là nơi sính ống của nhiều loài sinh vật đặc hữu như chim cánh cụt hoàng đế, cá, giáp xác, cá voi... Tuy nhiên, Nam Cực không có động vật có vú trên cạn, bò sát hay loài lưỡng cư. Ảnh: poseidonexpeditions.com.
Nam Cực là địa điểm lý tưởng để các nhà khoa học, nhà thiên văn quan sát vũ trụ, đặc biệt là bức xạ vũ trụ nền nhờ không khí khô, sạch và không bị ô nhiễm ánh sáng. Ảnh: wandereatwrite.com.
Mời độc giả xem video: Đằng sau thành công của các nhà khoa học. Nguồn: VTV24.
Bình luận (0)