Kỳ tuyển sinh đại học năm 2025 đang dần "nóng" với các kỳ thi riêng. Trong 2 ngày cuối tuần này, có 2 kỳ thi được tổ chức và thu hút hàng nghìn thí sinh tham gia.
Thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM
Sáng 30/3, khoảng 126.000 thí sinh trên cả nước bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 năm 2025 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số lượng thí sinh đăng ký đông nhất trong suốt 8 năm qua. TP.HCM dẫn đầu cả nước về số lượng thí sinh dự thi với hơn 51.000 em.
Theo thống kê của Đại học Quốc gia TP.HCM, số lượng thí sinh đăng ký dự thi là 128.338 em; tỷ lệ dự thi là 98,42% (hơn 126.000 thí sinh).
Đề thi đánh giá năng lực gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với 150 phút làm bài và thực hiện thi trên giấy. Thang điểm cho bài thi là 1.200.
Năm 2025, hơn 100 trường đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.
Thí sinh tham dự kỳ thi riêng năm 2025. Ảnh: NTCC
Thi CMC-Test của Trường Đại học CMC
Sáng 29/3, hơn 1.000 thí sinh lớp 12 đã tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực (CMC-Test) đợt 1 tại 3 điểm trường là THPT Cầu Giấy, THPT Phúc Lợi và Trường Đại học CMC. Ngoài những thí sinh có mặt trực tiếp, trường cũng đồng thời tổ chức thi online dành cho thí sinh ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội.
Kỳ thi Đánh giá năng lực (CMC Test) được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm trên máy tính, với tổng thời gian làm bài là 90 phút. Bài thi gồm 3 phần: Toán học (30 câu), Tư duy logic (20 câu) và Tiếng Anh (30 câu).
PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học CMC cho biết: "Kết quả của kỳ thi CMC Test sẽ được sử dụng để lựa chọn ra những thí sinh phù hợp xét tuyển vào Trường. Tuy nhiên để được chính thức công nhận trúng tuyển, thí sinh lưu ý cần đăng ký nguyện vọng vào trường trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GDĐT trong thời gian quy định".
Theo kế hoạch, trường sẽ tổ chức tổng cộng 5 đợt thi đánh giá năng lực kéo dài tới hết tháng 5/2025, dự kiến có 10.000 lượt thí sinh đăng ký và 8.000 lượt thí sinh tham dự. Năm nay, trường tuyển sinh 1.510 chỉ tiêu với 15 ngành, chương trình đào tạo theo 4 phương thức xét tuyển, bao gồm: Kết quả thi Đánh giá năng lực (CMC-TEST); Xét học bạ; Điểm thi THPT và xét tuyển thẳng.
Thi V-SAT của Trường Đại học Tài chính - Marketing
Kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính được Trường Đại học Tài chính - Marketing V-SAT-UFM tổ chức theo dự thảo Đề án tuyển sinh của Trường trong năm 2025. Kỳ thi này được thiết kế để đánh giá toàn diện kiến thức và kỹ năng của thí sinh, phục vụ cho việc xét tuyển vào các chương trình đào tạo của Trường.
Dự kiến tổ chức 5 đợt thi V-SAT trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2025.
Đợt 1: Ngày 12-13/4/2025 tại cơ sở Quận 7, TP.HCM (27 Tân Mỹ, phường Tân Thuận Tây, Quận 7).
Đợt 2: Ngày 19-20/4/2025 tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Quảng Ngãi (số 2 Lê Quý Đôn, La Hà, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi).
Đợt 3: Ngày 10-11/5/2025 tại cơ sở Quận 7, TP.HCM.
Đợt 4: Ngày 17-18/5/2025 tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Quảng Ngãi.
Đợt 5: Ngày 24-25/5/2025 tại cơ sở Quận 7, TP.HCM.Thí sinh có thể lựa chọn đợt thi và địa điểm thi phù hợp với mình.
Kỳ thi V-SAT bao gồm 8 môn thi độc lập: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý và Ngữ văn. Thí sinh có thể đăng ký dự thi từ 1 đến 8 môn, tùy theo nhu cầu và yêu cầu xét tuyển của ngành học. Thời gian làm bài cho môn Toán và Ngữ văn là 90 phút, các môn còn lại là 60 phút.
Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12 (khoảng 90%), phần còn lại thuộc chương trình lớp 10 và 11. Mỗi môn thi gồm 25 câu hỏi với khoảng 85 tiểu mục, được thiết kế để đánh giá toàn diện kiến thức và kỹ năng của thí sinh.
Thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 dự kiến có gần 100 trường đại học, học viện sử dụng kết quả thi để xét tuyển.
Kỳ thi năm nay được tổ chức làm 6 đợt, đợt thi sớm nhất diễn ra vào hai ngày 15 -16/3 và đợt muộn nhất diễn ra vào hai ngày 17- 18/5.
Bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm hai phần bắt buộc là Toán học - Xử lý số liệu (50 câu, 75 phút) và Văn học - Ngôn ngữ (50 câu, 60 phút). Phần thi thứ ba là lựa chọn (50 câu, 60 phút). Thí sinh chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh. Thí sinh làm bài trên máy tính. Thí sinh tra cứu kết quả và nhận giấy chứng nhận sau 14 ngày dự thi. Điểm thi được khoảng 90 đại học sử dụng để xét tuyển đầu vào.
Thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy trong tháng 1-4/2025 với khoảng 75.000 lượt, tăng 25.000 so với năm nay.
Đề thi gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh, không kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Hình thức thi là trắc nghiệm trên máy tính. Tổng điểm 100. Kết quả thi được khoảng 50 đại học sử dụng để xét tuyển đầu vào.
Thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 như sau:
Thời gian thi: Ngày 17-18/5/2025 (thứ Bảy và Chủ nhật).
Thí sinh có thể đăng ký dự thi tại một trong 4 điểm thi sau:
Nguồn: https://danviet.vn/nong-cac-ky-thi-rieng-tai-cac-truong-dai-hoc-co-noi-thi-sinh-dang-ky-dong-ky-luc-20250330113225762.htm
Bình luận (0)