Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Chủ đề Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay là Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng11/07/2025

Bác sĩ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại Khoa Phụ sản -Bệnh viện II Lâm Đồng

Bác sĩ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại Khoa Phụ sản Bệnh viện II Lâm Đồng

Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Kế hoạch về truyền thông dân số năm 2025; trong đó, có tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới (11/7). Bộ Y tế sẽ phối hợp với Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh vào ngày 11/7/2025 tại Hà Nội.

Theo thông báo của Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam, chủ đề Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm 2025 là Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi.

Cục Dân số đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Chi cục Dân số/Dân số - Kế hoạch hóa gia đình/Phòng Dân số thuộc Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế công tác dân số tại địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Dân số trước ngày 30/7/2025.

Tháng 6 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản: Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 3/6/2025.

Theo nguồn số liệu công bố, tổng tỉ suất sinh (TFR) năm 2024 của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp có sự thay đổi về mức sinh thay thế. Từ 21 tỉnh, thành có mức sinh dưới mức thay thế (TFR dưới 2,1 con/phụ nữ), hiện chỉ còn 13/34 địa phương rơi vào nhóm này.

5 tỉnh có mức sinh thấp nhất cả nước là TP Hồ Chí Minh (1,43 con/phụ nữ), Tây Ninh (1,52), Cần Thơ (1,55), Cà Mau (1,58) và Vĩnh Long (1,60). Ngược lại, 3 tỉnh có mức sinh cao nhất là Điện Biên (2,65), Tuyên Quang (2,55) và Lào Cai (2,5). 18 tỉnh có mức sinh từ mức thay thế đến dưới mức cao (TFR từ 2,1 đến dưới 2,5).

Sau sáp nhập, các tỉnh có mức sinh thấp tiếp tục nằm trong diện được khuyến khích và hỗ trợ nhằm duy trì mức sinh thay thế, tránh tình trạng già hóa dân số sớm.

Nhằm khuyến sinh ở địa phương có mức sinh thấp, nhiều chính sách hỗ trợ đã được triển khai. Trước đó, TP Hồ Chí Minh đã lập danh sách hỗ trợ phụ nữ nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi với chi phí 3 triệu đồng.

Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội hoặc sống tại xã đảo sẽ được hỗ trợ tầm soát trước sinh và sơ sinh với tổng mức 2 triệu đồng, gồm 600.000 đồng cho tầm soát trước sinh, 400.000 đồng cho tầm soát sơ sinh và 1 triệu đồng hỗ trợ trực tiếp.

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), sau sáp nhập tỉnh, thành, một số địa phương ghi nhận thay đổi về mức sinh - chỉ tiêu quan trọng trong Chiến lược Dân số đến năm 2030 và có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.


Nguồn: https://baolamdong.vn/quyen-tu-quyet-ve-sinh-san-trong-mot-the-gioi-dang-thay-doi-381983.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm