- Với doanh nghiệp, chi phí tăng chắc chắn gây thêm áp lực cho hoạt động. Bởi lẽ chi phí tăng sẽ làm giá thành đầu ra của sản phẩm vọt lên. Doanh nghiệp sản xuất sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn doanh nghiệp dịch vụ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, hàng làm ra mắc hơn càng khiến doanh nghiệp căng thẳng. Tăng giá bán rõ ràng luôn là cách cuối cùng.
- Vậy có cách nào gỡ không?
- Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lập tức phải đưa ra các quyết sách để đối phó với giá điện tăng. Những chi phí còn cắt bỏ được, họ lập tức cắt. Một số doanh nghiệp tính kế đổi giờ làm việc, để sản xuất vào giờ thấp điểm. Lợi thế của chọn lựa này là giá điện thấp hơn gần 2/3 so với giờ cao điểm. Nhóm doanh nghiệp có năng lực đầu tư sâu sẽ chuyển đổi sang sử dụng công nghệ cao để xài ít tốn điện. Nhưng dù chọn kiểu gì, cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc phúc lợi của người lao động.
- Càng làm càng teo chắc chắn không phải là điều doanh nghiệp hướng tới. Tại sao ngành điện cũng bao gồm các doanh nghiệp, lại thường xuyên lỗ?
- Cái này ngoài ngành điện ra, khó ai có thể trả lời rành mạch. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất và truyền tải điện, cơ cấu giá mới khác đi và thoát chuyện lỗ dài kỳ. Với doanh nghiệp và người tiêu dùng, lúc này chỉ còn cách ráng gồng.
Nguồn: https://www.sggp.org.vn/rang-gong-post795599.html
Bình luận (0)