Rầy nâu phát sinh gây hại lúa ở xã Tân Gianh - Ảnh: T.Hoa
Tính đến ngày 18/7, diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ toàn tỉnh là 494ha, mật độ phổ biến 10 - 15 con/m2, nơi cao 30 - 40 con/m2; diện tích nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng 426ha, mật độ phổ biến 1.000 - 2.000 con/m2, cục bộ 10.000 - 12.000 con/m2 rầy gối lứa (xuất hiện ổ rầy ở các xã Tân Gianh, Tuyên Hóa, Minh Hóa).
Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hồ Khắc Minh cho biết: Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, không để bùng phát gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng - trổ, các địa phương cần thông báo, hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo các biện pháp kỹ thuật được hướng dẫn.
Cụ thể, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, tiến hành phun thuốc trừ rầy ở những vùng ruộng có mật độ cao bằng các loại thuốc có một trong các hoạt chất Pymetrozine, Dinotefuran, Clothianidin...; đối với sâu cuốn lá nhỏ, tiến hành kiểm tra đồng ruộng, nhất là lúa trà đầu giai đoạn đứng cái, làm đòng và phun thuốc khi sâu có mật độ cao bằng các loại thuốc có một trong các hoạt chất Indoxacarb, Nereistoxin, Emamectin benzoate...; đối với vùng nhện gié phát sinh gây hại sớm, sử dụng các loại thuốc có một trong các hoạt chất Quinalphos, Hexythiazox, Propargite... để phun trừ, cần luân phiên sử dụng các loại thuốc để tránh quen thuốc, nhờn thuốc.
Ngoài ra, nông dân cần theo dõi thêm các đối tượng có thể phát sinh gây hại nặng trong giai đoạn này, như: Chuột, các bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, sâu đục thân... để phòng trừ sớm.
Thanh Hoa
Nguồn: https://baoquangtri.vn/sau-benh-phat-sinh-gay-hai-lua-tren-dien-rong-195959.htm
Bình luận (0)