Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tái thiết môi trường sau bão lũ

Khi bão lũ qua đi, môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, các loại chất thải bị cuốn theo dòng nước lũ, chúng ta cần tái thiết môi trường bị ô nhiễm sau bão.

Báo Long AnBáo Long An21/07/2025

Ảnh minh họa (AI)

Trong 3 loại ô nhiễm môi trường là không khí, nước và đất thì ô nhiễm nước ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường sống. Nước ô nhiễm sẽ bị thay đổi tính chất cảm quan, có màu, mùi, vị không bình thường; thay đổi thành phần hóa học làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, muối khoáng và các chất độc hại; thay đổi hệ sinh vật trong nước xuất hiện vi khuẩn, virút và các chất gây bệnh. Nước ô nhiễm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mọi người, khi nước bị ô nhiễm bốc hơi lên cao sẽ gây ô nhiễm không khí, nước mưa có chất ô nhiễm rơi xuống thấm vào đất làm đất bị ô nhiễm.

Luật Tài nguyên nước Việt Nam nêu rõ “Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất vật lý, hoá học và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép”. Nhiễm bẩn nước ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, đồng thời gây nguy hại cho con người, động vật và cả thực vật.

Các hóa chất sau giúp làm trong nguồn nước và làm sạch môi trường:

+ Phèn chua: Làm sạch nguồn nước bằng phèn chua (lóng phèn) với liều lượng 1gram phèn chua cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong dùng để rửa.

+ Các hợp chất có Chlor: Hoạt chất có tác dụng chủ yếu của các hợp chất chứa Chlor là Axit Hypoclore (HClO) ở dạng không phân ly, cụ thể là:

- Cloramin B, Cloramin T: Khử khuẩn môi trường, nơi công cộng như trường học, bệnh viện, chung cư, khu tập thể. Pha dung dịch không vượt quá nồng độ cho phép là từ 1,5 – 2%, nên đeo kính bảo hộ mắt, đeo khẩu trang và mang bao tay khi pha dung dịch khử khuẩn bằng Cloramin.

- Nước Javel (NaClO): Pha loãng Javel và nước theo tỷ lệ 1:7 tẩy trắng quần áo, mùng mền; dung dịch Javel đậm đặc dùng khử khuẩn nhà vệ sinh, bồn cầu.

- Viên Presept (Natri Dichlorosocyanurate khan 50% + thành phần khác 50% ): Tác dụng diệt khuẩn nhanh, phổ tác dụng rộng trên các loại vi khuẩn sinh dưỡng, nấm, virút và nha bào. Sử dụng để khử khuẩn bề mặt, đồ vải, đồ thủy tinh và các thiết bị phòng mổ, phòng sanh, phòng bệnh, các labo xét nghiệm.

- Microshield (Chlorhexidine Gluconate): Dung dịch rửa tay 2% . Dung dịch đậm đặc 4% dùng tắm bệnh nhân trước phẫu thuật. Chỉ sử dụng ngoài da, không được tiếp xúc với mắt và tai, không trộn với chất tẩy rửa hoặc các loại hóa chất khác.

- Microshield Handrub (Ethanol 70%, Chlorhexidine Gluconate 1.5%): Do có chứa cồn nên sát trùng không cần rửa lại nước. Lưu ý, cồn dễ cháy nên không được hút thuốc khi sử dụng, tránh tiếp xúc mắt. 

+  Cồn (Alcohol): Dùng khử khuẩn dụng cụ, bề mặt nên dùng cồn 90 độ, nếu sát khuẩn tay, vết thương nên dùng cồn 70 độ để không ảnh hưởng mô bào vật chủ. Cồn dễ gây cháy nên không đổ nhiều cồn ra môi trường và không hút thuốc khi sát khuẩn tay.

+ Dung dịch Iode (Iode 1-10% pha trong cồn 70 độ): Sát khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vết cắt, vết trầy và vết bỏng nhỏ, dùng sát khuẩn da trước khi phẫu thuật, giảm các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Thành phẩm thông dụng là Betadin 0,1% nhờ iod trung tính nên không đốt cháy nhu mô tế bào nhưng khi gặp dịch tiết vết thương (có protein) sẽ làm giảm sự diệt khuẩn, do đó không dùng trên vết thương có nhiều mủ

+ Dung dịch Oxy già (H2O2) : Dùng để rửa vết thương nhiễm bẩn máu có mủ, máu khô trên da. Do đặc điểm phá hoại mô tế bào nên Oxy già không dùng rửa trực tiếp lên vết thương có mô mới mọc.

+ Eau dakin (50% oxy già, 50% acid boric): Làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, có thể dùng cho vết thương sâu kể cả vết thương có mô hoại tử nhưng không dùng cho vết thương hở lớn và tránh tiếp xúc với mắt.

+ Thuốc tím (KMnO4): 1/1.000 đến 1/10.000 dùng cho vết thương có nhiều dịch tiết

+ Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): Hàm lượng 0,9% đẳng trương nên thông dụng và ít tai biến được dùng để rửa vết thương, nhỏ mắt, mũi tùy theo dung tích thành phẩm.

+ Dầu mù u: Dùng để đắp vết thương sạch giúp mô hạt mọc tốt, không dùng trên vết thương có nhiều mủ.

Trong gia đình, nếu nguồn nước từ vòi công cộng bị ô nhiễm phải dùng vải, gạc và bông gòn hoặc bình lọc nước trước khi sử dụng.

Tái thiết môi trường sau bão lũ giúp phục hồi và bảo vệ môi trường sống của người dân, đưa sinh hoạt người dân trở lại trạng thái bình thường. Công việc này bao gồm xử lý ô nhiễm, khôi phục hệ sinh thái và xây dựng lại kết cấu hạ tầng hạ tầng… cần sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng với người dân và các tổ chức xã hội./.

DSCKII. Lý Thị Nhất Định

Nguồn: https://baolongan.vn/tai-thiet-moi-truong-sau-bao-lu-a199141.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ đẹp nao lòng
Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai
PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm