Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên

(NLĐO)- Từ những chuyến xuyên rừng của "biệt đội bẫy ảnh" Vườn quốc gia Xuân Liên (Thanh Hóa), nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm được ghi nhận, phát hiện.

Người Lao ĐộngNgười Lao Động31/03/2025

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên

Từ những chuyến xuyên rừng của "biệt đội bẫy ảnh" Vườn quốc gia (VQG) Xuân Liên (Thanh Hóa), nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm được ghi nhận, phát hiện.

VQG Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) được thành lập năm 2000 (được nâng hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên lên VQG tháng 2-2025), có tổng diện tích khoảng 24.000 ha. Đây là một trong những VQG có dự trữ đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam, với nhiều loài động thực vật nằm trong "Sách đỏ" Việt Nam và thế giới, có giá trị về khoa học và sinh thái.

Nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng đặc trưng, các giống, loài động, thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu, loài ưu tiên bảo vệ hiện có trong khu vực; bảo vệ nguyên vẹn diện tích rừng tự nhiên… trong nhiều năm qua, VQG Xuân Liên đã tổ chức nhiều đợt điều tra thực địa, đặt bẫy ảnh thú hoang để giám sát và phát hiện thêm nhiều loài động vật mới.

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Mậu Toàn, cán bộ kiểm lâm VQG Xuân Liên và anh Lầu A Ký (chuyên gia đặt bẫy ảnh) đang tiến hành đặt bẫy săn động vật hoang dã tháng 12-2024

Đây là công việc thầm lặng, không hề đơn giản của những người gác rừng lặng lẽ ở VQG Xuân Liên. Bởi, công việc của họ thường ở tận rừng sâu, điều kiện ăn, ở đi lại vô cùng khó khăn, vất vả, đối diện với nhiều hiểm nguy rình rập.

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 2.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 3.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 4.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 5.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 6.

"Biệt đội bẫy ảnh" chuẩn bị hành trang để lên đường đi "săn" thú hoang dã

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 7.

Khu vực đặt bẫy ảnh nằm ở những vị trí đặc biệt khó khăn, xa xôi nhất VQG Xuân Liên, giáp với nước bạn Lào thuộc địa bàn các xã Bát Mọt, Yên Nhân (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa)

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 8.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 9.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 10.

Mỗi chuyến đi điều tra, đặt bẫy ảnh có thể kéo dài cả tuần trong rừng sâu, vì thế lực lượng chức năng VQG Xuân Liên phải chuẩn bị rất cẩn thận từ đồ ăn, trang thiết bị, xoong nồi, thuốc men...

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 11.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 12.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 13.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 14.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 15.

Hành trình tới khu vực đặt bẫy ảnh phải vượt qua nhiều cánh rừng rậm, những con suối hiểm trở, đặc biệt khó khăn trong mùa mưa có thể bị chia cắt, cô lập

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 16.

Phút nghỉ ngơi bên một con suối với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của VQG Xuân Liên

Từ những bức ảnh ghi nhận được, là bằng chứng chân thực sinh động cung cấp dữ liệu cho khảo sát nghiên cứu, đánh giá, sự đa dạng sinh học ở VQG Xuân Liên, giúp ích rất lớn cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị "kho báu khổng lồ" của Thanh Hóa cho tương lai.

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 17.

Kiểm tra, đánh dấu tọa độ đặt bẫy ảnh để thuận tiện cho việc quay trở lại thu bẫy

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 18.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 19.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 20.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 21.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 22.

Những công việc thầm lặng của "biệt đội bẫy ảnh" giữa rừng xanh Xuân Liên mà ít người thấu hiểu được

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 23.

Bữa cơm tối giữa rừng già của cán bộ kiểm lâm, lực lượng tổ bảo lâm VQG Xuân Liên trong chuyến đi đặt bẫy ảnh

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 24.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 25.

Những hình ảnh về động vật hoang dã quý hiếm, nhiều loại mới được tìm thấy từ những công việc thầm lặng của "biệt đội bẫy ảnh"

Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 26.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 27.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 28.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 29.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 30.
Theo chân "biệt đội bẫy ảnh" động vật hoang dã giữa đại ngàn Xuân Liên- Ảnh 31.

Từ những kết quả ghi được thông qua đặt bẫy ảnh, sẽ là nguồn tư liệu quý để lực lượng chức năng đánh giá toàn diện về tính đa dạng sinh học tại VQG Xuân Liên, là cơ sở để đưa ra các phương án bảo tồn, phát huy giá trị.

Tại VQG Xuân Liên, cơ quan chức năng đã xác định 1.142 loài thực vật, trong đó có nhiều loài lần đầu tiên được ghi nhận trên thế giới. Trong số này, quần thể rừng pơ mu, sa mu thuộc loại quý hiếm trên 1.000 năm tuổi. Hệ sinh vật phong phú, đặc biệt có sự trú ngụ của vượn đen má trắng - loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, nằm trong danh mục "Sách đỏ" Việt Nam. Đây cũng là nơi sinh sống của 192 loài chim, 80 loài thú, 44 loài lưỡng cư, 41 loài bò sát, 69 loài cá và gần 1.300 loài côn trùng.

Tuấn Minh

Nguồn: https://nld.com.vn/theo-chan-biet-doi-bay-anh-dong-vat-hoang-da-giua-dai-ngan-xuan-lien-196250328111153253.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm